Tuyên Quang: Người đi đầu phát triển kinh tế từ nuôi ếch

Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

khu vực nuôi ếch
Khu vực nuôi ếch của gia đình chị Phin

Sinh ra và lớn lên ở miền quê còn nhiều khó khăn về kinh tế, lại hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm... nhưng chị Phin đã vượt qua rào cản về phong tục, tập quán, kiến thức để tìm hướng làm kinh tế. Nhờ tích cực tìm tòi học hỏi và sự nỗ lực của bản thân, trong thời gian đi học ở Trường Cao đẳng Nội vụ Trung ương, cùng với niềm đam mê và ý chí quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, đến nay chị đã đạt được kết quả khích lệ trên con đường khởi nghiệp.

Tìm hiểu cách làm giàu qua sách báo, trên phương tiện thông tin đại chúng, chị nhận thấy nguồn nước tự nhiên sẵn có của địa phương là một lợi thế để nuôi ếch, đồng thời nhu cầu mặt hàng ếch thịt trên thị trường còn rất nhiều. Tháng 4/2014, chị quyết định vay vốn ngân hàng rồi về tỉnh Bắc Giang mua 3 nghìn con ếch giống về nuôi. Do thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu đặc tính sinh trưởng và kỹ thuật nuôi nên cả 3 nghìn con ếch giống chết dần, đây là thất bại đầu tiên của chị. Không nản chí, chị tiếp tục về tỉnh Bắc Giang và thành phố Hà Nội học hỏi thêm kinh nghiệm rồi tiếp tục đầu tư mua thêm 3 nghìn con ếch giống về nuôi kết hợp thả cá trên diện tích ao nuôi 1.200 m2. Sau 3 tháng, thu hoạch ếch thương phẩm nuôi sống còn 60%, với giá bán 35 nghìn đồng/kg (bình quân mỗi con 0,25 kg) cho các nhà hàng trong huyện, trừ chi phí chị hoàn được số tiền vốn bị lỗ do ếch chết lần đầu.

Kiên trì mới có được thành công, nghĩ sao làm vậy, tháng 3/2015, chị “liều” mua tiếp 20 cặp ếch giống bố mẹ tại tỉnh Bắc Giang về nuôi. Sau 1 tháng, ếch đẻ thu được hơn một vạn con ếch giống. Trong 14 ngày đầu chị cho ăn tinh bột cám cùng lòng đỏ trứng, từ 15 ngày tuổi trở đi, chị cho ếch ăn thức ăn viên chuyên dùng do Công ty Sao Việt cung ứng. Ếch lớn nhanh, thích nghi dần với điều kiện nuôi dưỡng tự nhiên. Do chưa có khả năng tích luỹ vốn đầu tư nên sau 45 ngày chị phải xuất bán 5 nghìn con ếch giống cho khách hàng tỉnh Thái Nguyên với giá 800 đồng/con, còn lại hơn 5 nghìn con nuôi sau 1 vụ (3 tháng) chị bán thương phẩm với giá 35 nghìn đồng/kg, thu được khoảng 35 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 25 triệu đồng. Thu nhập từ vụ nuôi ếch và cá đầu năm chị thu được hơn 40 triệu đồng.

Theo chị Phin: Nuôi ếch kết hợp thả cá giúp tận dụng phân và thức ăn thừa của ếch để nuôi cá, quan trọng là nguồn nước phải sạch. Cần thay đổi nước thường xuyên và khử khuẩn nước trước khi đưa vào ao. Chú ý phân loại ếch trong 2 - 3 tuần đầu để hạn chế việc ăn thịt lẫn nhau. Ếch dễ nuôi và chủ động được nguồn thức ăn, đặc biệt ếch ít dịch bệnh nên cũng giảm chi phí thuốc phòng trị. Trong quá trình nuôi cần bổ sung các vitamin và men tiêu hóa cho ếch... Một điều cần quan tâm nữa là thị trường tiêu thụ, nếu xuất bán ếch trái vụ (thời điểm tháng 4 - 5) sẽ có giá cao hơn mùa thuận. Thời gian tới, chị dự định mở rộng quy mô nuôi ếch bố mẹ sinh sản để chủ động nguồn con giống và sẽ nuôi ếch thương phẩm theo phương thức nuôi gối, thu hoạch luân phiên, có như vậy thời gian thu hồi vốn mới nhanh.

Thành công bước đầu của mô hình mở ra hướng đi mới cho gia đình chị Phin trong việc phát triển kinh tế hộ. Đặc biệt mô hình có khả năng nhân rộng đối với hộ gia đình ở nhiều địa phương khác có tiềm năng phát triển thuỷ sản nhưng chưa tận dụng triệt để hoặc nuôi cá không hiệu quả, nên chuyển đổi sang nuôi ếch kết hợp thả cá để tăng thu nhập.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang  Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Đăng ngày 14/10/2015
Nguyễn Thị Chung
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 16:02 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 16:02 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 16:02 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 16:02 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 16:02 07/10/2024
Some text some message..