Kỹ thuật nuôi Cá bống tượng

Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bống tượng

PHONG (Tổng hợp nhiều nguồn)

I. CHỌN CÁ GIỐNG

1. Kinh nghiệm chọn đúng giống

Nếu trông bên ngoài, cá bống tượng giống với loài cá bống khác, nhất là trong thời kỳ còn nhỏ. Nhưng chúng có đặc điểm không thể lầm lẫn được trong họ nhà bống là dưới đuôi có hình chữ V màu đen.

2. Kinh nghiệm nhìn bề ngoài

Cần chọn những con cá có kích cỡ đều nhau. Nếu trong đàn cá có kích cỡ khác nhau, chứng tỏ không phải chúng cùng sinh ra một nguồn hoặc chế độ dinh dưỡng không đều. Nếu thả những con cá có kích thước khác nhau thì rất khó cho vấn đề chăm sóc và rất bất lợi cho cạnh tranh thức ăn trong đàn. Trọng lượng trung bình trong đàn cá từ 50-100g/con là thích hợp nhất (không nên quá 5% số lượng cá lớn hơn hoặc nhỏ hơn trọng lượng trung bình đó). Cá giống khi lật ngửa ra thấy vảy bụng và lưng phải đều, các tia vi còn nguyên, cá nhiều nhớt, màu lưng của cá hơi xám, da bóng, mang phùng ra thật to và các tia vi xòe ra hết cỡ, đó là con giống tốt.

3. Kinh nghiệm theo dõi lúc bơi

Nếu thả cá vào chậu nước sạch, chúng bơi rất nhanh, theo dõi các tia vi hoạt động đều, đó là cá giống khỏe. Cần chú ý những con cá khi bơi lờ đờ, thỉnh thoảng chúng ngưng hoạt động tia vây hoặc nằm ngửa, có thể là cá bị cào điện hoặc bị bệnh, cần phải loại bỏ vì khi thả chúng xuống ao chúng cũng sẽ chết và lây bệnh cho cả đàn. Ngoài ra cũng cần chú ý nhưng con cá khi thả vào chậu, chúng nhào lộn dữ dội, đây có thể là những con cá bị sán lá ký sinh.

4. Kinh nghiệm theo dõi những vết bệnh

Có thể lấy ngẫu nhiên 100 con trong đàn, rồi thả vào keo thủy tinh chứa nước sạch. Nhìn thật kỹ xem có nhiều con bụng dưới bị sưng đỏ không, có thể là chúng đang bị nhiễm bệnh ghẻ do vi khuẩn Aeromonasssp. Hoặc là do trùng mỏ neo (Lemea) hoặc dưới đuôi có thấy một chùm trắng giống bông gòn, có thể là do nấm thủy mi tấn công. Trùng mỏ neo hoặc nấm thủy mi có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trung bình trong đàn không được quá 2% số con bệnh thì mới có thể chấp nhận được.

Thả giống: Cá trước khi thả vào ao được tắm bằng nước muối 2-3g/ lít 10-15 phút hoặc formol 25ml/m khối nước, thuốc tím 20g/m khối nước 15-30 phút, nếu còn ký sinh trùng gỡ bằng tay.

II. NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG TRONG AO ĐẤT

1. Cải tạo ao:

- Sên vét sình bùn còn đến đáy trơ, nơi không có nước phù sa, đáy ao còn lớp bùn loãng 0,1m.
- Nên có đầu cấp và thoát nước riêng cầng tốt.
- Bón vôi bột 7-15kg/100 m vuông ao tùy đất ao phèn nhiều ít, phơi nền đáy ao được 3-7 ngày càng tốt.
- Giữ pH ổn định 7-8,3, mực nước từ 1,5-1,8m.

2. Gây nuôi thức ăn tự nhiên:

Trong ao nuôi cá bống tượng nên thả nuôi ghép cá tép làm thức ăn ở tại chỗ cho cá:
+ Ương nuôi tép ở ao nuôi cá bống tượng.
+ Ương nuôi cá sặt bướm, cá bảy màu, cá bạc đầu chung với cá bống tượng.

3. Thả giống:

Cá trước khi thả vào ao được tắm bằng nước muối 2-3g/ lít 10-15 phút hoặc formol 25ml/m khối nước, thuốc tím 20g/m khối nước 15-30 phút, nếu còn ký sinh trùng gỡ bằng tay.

4. Cho ăn:

-  Nuôi ghép cá tép tạo thức ăn ở tại cỗ cho cá bống tượng.
-  cá bống tượng thích ăn thức ăn tươi sống, thức ăn ương thối cá không ăn, cá có ướp chất hóa học cá thường bị bệnh, cắt thức ăn vừa cỡ cho cá ăn, bỏ ruột.
-  Tùy thực tế mà tăng giảm lượng thức ăn, cho ăn thức ăn vào sàn, kiểm tra sau 1 giờ, cho cá ăn ngày 3 lần sáng, chiều và tối.
-  Cỡ cá nhỏ hơn 10g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 8-12.
-  Cỡ cá 10-12g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 6-10.
-  Cỡ cá 20-50g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 4-8.
-  Cỡ cá 50-100g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 3,5-6.
-  Cỡ cá 100g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 3-5.
**  Để đạt hiệu quả kinh tế cao nên nuôi cá mè trắn dùng lam thức ăn cho cá bống tượng. Vì cá mè trắn ăn lọc chủ yếu là tảo nên chi phí sản phẩm rất thấp, chỉ cần có diện tích mặt nước lớn, gây tảo. Gây tảo bằng phân chuồng (heo, gà), phân vi sinh hoặc phân hóa học (N-P-K; Ure…).
Ngoài ra nên thả nuôi cá phi vào ao nuôi cá bống tượng hoặc thả riêng để làm ngồn thức ăn có giá thành thấp.

5. Quản lý chăm sóc cá bống tượng nuôi:

-  Thường xuyên thay nước sạch cho cá bống tượng, loại bỏ nước dơ: nếu sử dụng nước thủy triều thì khi nước ròng 2/3 sông chênh lệch nước ao và sông lớn, rút bộng ra nước chảy mãnh thải các chất dơ từ đáy ao ra sông. Khi nước lớn 2/3 sông, lấy nước mới vào, nước sông lớn đã hòa loãng giảm độ dơ, lấy nước sạch vào ao, kích thích cá phat triển. cá bống tượng nuôi ở nước tốt lớn nhanh hơn nước xấu, nuôi ở nước lưu thông lớn nhanh hơn nước tĩnh 24-29% và nước lưu thông nhiều nuôi mật độ càng cao.

-  Đảm bảo chất lượng thức ăn là động vật cho cá bống tượng là tươi, không ướp hóa chất, số lượng cho ăn đủ, không để thức ăn dư.

-  Tạo điều kiện cho cá bắt mồi liên tục, ngày và đêm: cá thường sống ở đáy làm thức ăn tự nhiên cho cá hoặc đưa cá sống từ đáy ao sang mé ao, bằng tạo mé cỏ tối nước nước dầy ở từng đoạn mương ao (thả lục bình ở nơi yên tĩnh). Khi cá đã sống ở mé ao, cá giảm bệnh, cá tép con ban ngày trú vào rong cỏ sẽ làm mồi ăn trực tiếp cho cá bống tượng. Nuôi cá bống tượng mà cá không có đớp mồi ban ngày là điều kiện sống ở ao mương chưa tốt.

-  cá bống tượng là cá dữ nhưng nhát, ban ngày nằm sát đáy ao, hay hốc nên dễ bệnh ký sinh trùng (mỏ neo, rận cá,...) làm cá chậm lớn. Dùng lá xoan bó thành bó treo ở đầu cống nước ra vào hoặc dùng Dipterex liều lượng 0,7-10g/m khối nước tắm cá 10-15 phút, sau đó cho nước mới vào, cứ 3 ngày làm một lần đến khi cá hết bệnh.
-  Nuôi cá bống tượng ở ao nếu tạo điều kiện cho cá ăn và nước tốt, lưu thông thì cá lớn như nuôi ở bè, cá ít bệnh so với bè.

III. NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG TRÊN RUỘNG LÚA

 Ruộng lúa nuôi cá trắng (mè trắng, chép trôi, mè vình, rô phi, hường ...) các loại cá này chủ yếu ăn rong cỏ, mùn bả hữu cơ, sinh vật phù du. Chưa có loại cá ăn tép, cá tạp, động vật nhỏ có ở trong nước, khi đó loại cá tép con ngày có ở trong ruộng lúa rất nhiều. Khi chuẩn bị vụ lúa Đông Xuân mỗi ha có từ vài chục đến vài trăm kg cá tép vụn có thể làm thức ăn tốt cho cá bống tượng.

-  Mật độ thả ghép: 1 con/5-10m vuông ruộng.
-  Tạo điều kiện cho cá bống tượng ăn mồi tự nhiên ó ở ruộng: từng đoạn mương bao, chọn nơi êm, thả lục bình dầy làm nơi tối nước để cá bống tượng sống, cá tép tự nhiên vào cỏ trú, làm mồi ăn tự nhiên cho cá bống tượng.
-  Cuối vụ thu hoạch cá trắng, có sản lượng cao, giá trị thấp, song giá trị cá bống tượng nuôi ghép lại cao hơn hẳn cá trắng nuôi chính.

IV. NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG TRONG LỒNG BÈ

1. Chọn nơi nuôi cá bống tượng:

- Nước sông rạch, hồ chứa sạch, có dòng chảy đều, nước tốt suốt thời gian nuôi, lưu tốc nước 0,2-1m/giấy. Nơi có đủ nguyên liệu làm thức ăn cho cá.
- Cần tránh: Nơi nước nông cạn, nước không chảy, không có gió. Nơi nước chảy quá mạnh, sóng to, gió lớn, tàu bè qua lại nhiều, có tiếng động mạnh và cản trở giao thông. Nơi có nguồn nước nhiễm bẩn thuộc nông nghiệp, chất thải từ đồng ruộng, công nghiệp, nước phèn, nước đen. Nơi khúc quanh cửa sông, mùn bả hữu cơ tích tụ nhiều. Nơi có quá nhiều rong cỏ. Nơi có quá nhiều lồng bè đặt gần nhau.

2. Thiết kế lồng bè:

-  Nuôi cá bống tượng nên làm lồng bè loại nhỏ: 1x1,5x1,2m 3x4x1,5m dễ xử lý quá trình nuôi. Nguyên liệu có thể bằng tre gỗ.
- Bè đóng kín 3 mặt: đáy và 2 bên hông, mặt trước và mặt sau đóng lưới hoặc nẹp tre, gỗ có kẽ thưa.

3. Thời vụ thả cá:

-  Tùy môi trường nước và giống cá bống tượng có ở từng nơi mà thời vụ thả cá nuôi có thay đổi, thông thường từ tháng 6-7 đến tháng 12.
-  Cỡ cá theo quy cỡ của sản xuất cá giống hay bắt tự nhiên: 50-70g, 80-100g, 160-200g. Mật độ thả từ 20-80 con/ m vuông, thông thường 25-40 con/ m vuông.
-  Chất lượng giống cá trước khi thả phải thật tốt, cá đều cỡ, cá được khử trùng bằng nước muối 3-4%, tắm trong 15-20 phút hoặc Malachite green một phần triệu.

4. Thức ăn:

-  Tận dụng thế mạnh thức ăn có ở địa phương: tôm tép, cá nhỏ, trùng, ốc, cua, ... cho cá ăn trực tiếp. Thức ăn phải tươi, không được muối hóa chất. Khi nguồn thức ăn này giảm, giá cao, có thể thay một phần bằng thức ăn hỗn hợp.

Công thức 1:
+ Bột cá : 30-35%
+ Cám, bột gạo, mù, bắp: 55-60%
+ Dầu cá : 7-10%
+ Bột lá gòn : 3-5%

Công thức 2:
+ Bột cá : 30-35%
+ Cám, bột gạo, mù, bắp: 50-60%
+ Trùn đất băm nhỏ : 7-10%
+ Bột lá gòn : 3-5%

Lượng thức ăn hàng ngày 5-10% trọng lượng cá nuôi trong bè.
Thời gian cho ăn vào sáng sớm và chiều tối.
Thức ăn cho vào sàn, treo lơ lửng trong lồng bè, cách mặt nước 40-50cm. Mỗi bè lồng có 1-3 sàn ăn.
Có thể nuôi cá sống: cá săt, cá hường, cá trôi, rô phi, cá 7 màu, ốc, nhái làm thức ăn cho cá bống tượng.

5. Chăm sóc quản lý:

-  Cho cá ăn đủ, đều, không để thức ăn dư thối.
-  Hàng tuần cọ rửa lồng bè một lần và cọ vét thức ăn dư rơi vãi, phù sa ở đáy bè.
-  Nếu cá bị bệnh trùng mỏ neo, dùng lá xoan bó thành bó để dưới đáy bè, nước lá xoan tiết ra làm trùng rơi khỏi cá.
-  Nếu cá bị bệnh tuột nhớt, cuốn nhớt làm cá chết hàng loạt và nhanh chóng: cần chú ý nguồn nước qua bè nuôi chất phải tốt, không làm xây xát cá khi chuyển về bè. Thời kỳ đầu bệnh có vết trắng ở đuôi, sau đó lan dần toàn thân cá. Phòng bệnh không nên nuôi cá mật độ quá dầy, không làm xây xát cá. Dùng vôi bột 1-2kg/ m khối nước treo ở đầu nguồn nước: trị: ngâm cá trong clorua vôi nồng độ 1ppm. Tắm cá bằng Treptomycine 25mg/l trong 30 phút đến 1 giờ. Có thể dùng cao su bịt hai đầu bè cho thuốc vào bè tắm cá.

V. NUÔI THÂM CANH CÁ BỐNG TƯỢNG

1. Chuẩn bị:

Ao nuôi Diện tích 1.000m2.Ao được thiết kế hình vuông, chữ nhật, sâu từ 1.2-1.5m có cống cấp và thoát nước chủ động, bờ ao cao 60cm, chắc chắn, không rò rỉ. Ao được cải tạo: đáy ao được đào nghiêng về phía cống thoát (Nếu sử dụng ao cũ, nên nạo vét chỉ dữ lại lớp bùn từ 20-30cm) rải vôi cải tạo 10-15kg/100m2 phơi đáy ao vài ngày trước khi thả cá. Lấy nườc từ ao lắng đã qua xử lý. Bố trí quạt nước 3-4 cái.

2. Chăm sóc

Sau khi đã chuẩn bị xong ao hồ, lấy nước vào ao đến mức quy định (1,2-1,5m) tiến hành thả cá, cá giống được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đêm đến từ 22h cho vận hành máy quạt đến rạng 7h hôm sau, để cung cấp oxy và kích thích cá ăn mồi.

Mặc dầu cá Bống Tượng là loài cá có cơ quan hô hấp phụ, chịu đựng được nơi có lượng oxy hoà tan thấp. Nhưng ao nuôi có sử dụng hệ thống quạt, ngoài việc cấp oxy còn tạo ra dòng nước chảy nhẹ cho ao cá. Một điều thật là lý thú! Khi ta quan sát đàn cá nuôi trong ao, khi có dòng chảy nhẹ từ máy quạt, tất cả cá nuôi đều hướng vào dòng chảy, con thì bắt mồi, con thì xoè cả kì vi tỏ ra hưng phấn, con thì phóng mình bơi ngang, bơi dọc tỏ ra rất thích thú.

Chúng tôi theo dõi và so sánh hai ao nuôi có cùng mật độ, một diện tích như nhau, sau bốn tháng nuôi, ao trang bị máy quạt có đàn cá tăng trọng gấp hai lần ao không có máy quạt? Tại sao lại xảy ra bí ẩn về tăng trọng giữa hai đàn cá. Được biết, cá Bống Tượng là loài cá sống và bắt mồi, lấy thức ăn ở tầng đáy (xem đặc điểm). Vì vậy điều kiện đáy ao có ảnh hưởng rất  lớn đến loài cá này tăng trọng. Để nói thêm tác dụng của máy quạt oxy, đối với nền đáy ao nuôi cá Bống Tượng như đã nêu trên phần đặc điểm, tập tính tự nhiên của loài cá Bống Tượng là ít khi bơi lội, năng động như các loài cá khác. Nhưng chúng hầu như lúc nào cũng nằm bất động dưới đáy ao rình bắt mồi, lấy thức ăn.

Để cá nhanh lớn trong quá trình nuôi Bống, không còn cách nào khác hơn là tạo điều khiện tối ưu cho cá,  nên ứng dụng công nghệ nuôi tuần hoàn. Sử dụng máy quạt oxy để duy trì nền đáy ao tốt, không chỉ là làm cho chất thải gom lại ở giữa ao trong suốt vụ nuôi, hoặc có điều kiện thì hút chất thải gom lại ở giữa ao theo định kỳ.

Bằng ngược lại ta nuôi bình thường, không có biện pháp vệ sinh, lâu ngày đáy ao có những vùng tích tụ chất cặn bã (thức ăn thừa, phân các loài vật?) sẽ gây bất lợi cho cá vì nhiều lý do:

- Sự tích lũy chất lắng tụ này sẽ làm  tiêu hao oxy, chúng lại còn sinh ra nhiều NH3 và H2S. Nếu ao nuôi không còn chỗ nào sạch. Buộc lòng cá phải sống và bắt mồi ở vùng bị tích tụ chất thải. Như vậy chúng phải chịu sự tổn thương cục bộ, và nguy cơ xâm nhập của nhiều tác nhân gây bệnh, đồng thời làm cá mất đi hứng thú bắt mồi, trong khi cá đang đói ăn, thậm chí không ăn, gầy còm đi? ảnh hưởng tăng trọng và mất đi đề kháng, cá dễ nhiễm bệnh cũng do nguyên nhân ao quá ô nhiễm gây nên!
- Một khi môi trường nước ao và đáy ao nuôi được cải thiện, cá nuôi có thể tự hình thành hệ thống miễn dịch tự nhiên và tăng trưởng tích cực (có sự so sánh nhiều lần trong thực tiễn).

Với quy trình nuôi cá Bống Tượng ứng dụng công nghệ cao với cá giống sản xuất nhân tạo khâu chăm sóc được chia ra làm hai giai đoạn như sau:

GIAI ĐOẠN I:

Cá giống thả mật độ hợp lý, kích cỡ từ 3-4 cm, thời gian đầu thức ăn sử dụng cho cá là trùng chỉ, cá, ốc xay. Thức ăn bỏ vào sàn ăn, nếu ao diện tích 1000 m2 cần 6-8 sàn ăn. Lượng thức ăn được ăn hàng ngày từ 10 -12% trọng lượng cá. Nên thay từ 20-25% lượng nước trong ao/ngày. Kiểm tra thức ăn thừa, thiếu, loại bỏ thức ăn dư thừa, chùi giữa sàn ăn, nên ta dễ dàng kiểm tra và cân đong.

Trong quá trình nuôi như ta đã nêu trên, ta nên duy trì nguồn nước ao luôn sạch, thức ăn nên nấu chín, hoặc rửa sạch bằng dung dịch muối ăn tự nhiên cho cá nuôi (nuôi ghép các loại như :cá KILLY, tép rong ,lòng tong,cá trâm?). Khi chế biến thức ăn nên lưu ý thức ăn sao cho vừa miệng cá, khi cá tăng trọng không xay hay băm nhỏ thức ăn khi cá đã lớn và ngược lại. Sau 3-4 tháng nuôi cá đã đạt trọng lượng từ 40-70g/ con (dài từ 10-12).
Giai đoạn nay:nếu ao nuôi co nuôi ghépcá mồi,nhất là loại mang đẻ như:trân châu,bình tích-vì loài cá nay đẻ con,nên cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá con bống tưọng rất tốt,tang trọng nhanh

GIAI ĐOẠN II:

Khi cá đạt được kích cỡ từ 10-12 cm cá rất phàm ăn và nhanh lớn, lúc này ta tiến hành để thu hoạch để phân đàn cá trong ao. Nên để cá mới thu hoạch ?khỏe lại? (ít nhất là 6 giờ). Sau đó lọc, phân cỡ, tắm xử lý, để thả nuôi tiếp (xem mục xử lý con giống).

Thức ăn giai đoạn II của cá Bống Tượng vẫn là cá tép, ốc còn tươi sống, được chế biến hoặc xay nhuyễn (lưu ý kích cỡ vừa miệng cá). Khẩu phần ăn hàng ngày 7-10% tổng hợp trọng lượng đàn cá. Cho ăn ngày 2 lần  sáng ? lượng thức ăn trong ngày. Chiều ăn hết phần còn lại. Thức ăn hàng ngày được trộn thêm Premix 1-2% và chất dẫn dụ, để cá bắt mồi tích cực.

Hằng ngày cho cá ăn đầy đủ lượng chất theo dõi mức ăn của cá để điều chỉnh cho phù hợp. Định kỳ vệ sinh đàn cá và môi trường (như giai đoạn I). Hằng ngày thường xuyên theo dõi hoạt động của cá. Khi cá có biểu hiện bất thường thì nên xem xét cẩn thận lại toàn bộ quá trình chăm sóc quản lý, kiểm tra bằng cách bắt vài con (5 đến 10 con) để quan sát và kiểm tra lại toàn bộ các khâu xác định lại chính xác các nguyên nhân và biện pháp xử lý đúng và kịp thời. Một trong những biểu hiện bất thường của cá.

-  Nổi đầu một vài con ở ao nuôi.
-  Cá ăn mồi chậm và thức ăn của cá giảm 30% lượng thức ăn trong điều kiện bình thường.
-  Cá bỏ ăn (ăn rất ít) đột ngột.
-  Trong ao có hiện tượng cá chết dù chỉ một vài con. Thông thường cá mới nhiễm bệnh thì có một trong nhiều biểu hiện như trên. Nên xử lý ngay thời điểm này, vì hiện nay bệnh trên cá Bống Tượng rất đa dạng và phức tạp. Mặt khác rất khó xử lý trong trường hợp cá chết nhiều, trong trường hợp này nếu có xử lý thì hiệu quả không cao và tốn kém nhiều. Vì cá mất khả năng đề kháng (Hội chứng bệnh) (Xem trang phòng trị).

3. Thức ăn:

Thức ăn nuôi Bống Tượng chủ yếu là động vật tươi sống. Nhưng nhờ ứng dụng và đưa các hệ thống kích thích (máy quạt, dung dịch dẫn dụ?) cá nuôi vẫn ăn các thức ăn chế biến. Điều quan trọng là thức ăn phải đủ chất lượng để cá sinh trưởng tốt.

CÔNG THỨC I
Phân chuồng    ->   Thực vật phù du  -> cá mè trắng -> sản phẩm Bống Tượng
(Phân vi sinh hữu cơ).

CÔNG THỨC II
                                         Cá các loại
Thức ăn Công nghiệp:   -->    Cá xay            ->   Bống Tượng
                                         Ốc bươu vàng

CÔNG THỨC III
Cám tổng hợp cao cấp + Dung dịch dẫn dụ = Bống Tượng
Chọn thức ăn lý tưởng để nuôi cá Bống Tượng có ưu điểm như: sẵn có, rẻ tiền, có chất lượng dinh dưỡng, hấp dẫn cá ăn mồi, là đã có tính toán và cũng là tiền đề cho sự thành công.

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Cá bống tượng

Đặc điểm sinh học Cá bống tượng - Oxyeleotris marmoratus
  1. Kỹ thuật nuôi cá Bống tượng, cá Chình
  2. Ương cá bống tượng giống trong vuông nuôi tôm nước lợ
  3. Kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao
  4. Phòng và trị một số bệnh thường gặp cho cá bống tượng
  5. Kinh nghiệm chọn cá bóng tượng giống
  6. Kỹ thuật sản xuất giống cá bống tượng
  7. Kỹ thuật nuôi cá bống tượng