Kỹ thuật nuôi Cá kèo

Kỹ thuật nuôi cá Kèo trong ao tôm Sú

TH

Do đặc điểm cá kèo sống thích nghi với mọi nguồn nước, độ mặn từ 0-40‰, thích hợp nhất là 10 – 25‰, nên nuôi xen canh sau khi thu hoạch tôm sú (hoặc muối) cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chủ yếu là khai thác tối đa tiềm năng đất đai sẵn có.

1. Cải tạo đất

Là quy trình rất quan trọng do ao bằng phẳng. Ruộng muối phải xử lý nước ra vào nhiều lần để hạ độ mặn. Trước khi thả giống, xiết cạn đáy ao nuôi 5 – 7 ngày, bón vôi CaCO3 100 – 150 kg/ha và diệt cá tạp bằng cây thuốc cá hoặc Saponin, lấy nước vào thông qua lưới cước đạt độ sâu từ 25 – 30cm là được. Sau 7 – 10 ngày gây tảo bằng cách hoà tan 20 – 25kg phân gà/ha, nếu không có phân gà thì sử dụng cám gạo với bột đậu nành (theo tỷ lệ 50 : 50), cùng với một lít phân bón lá Biotit tạt đều khắp ao nuôi, độ pH phù hợp 7,5 – 8,5, độ trong từ 30 – 35cm.

2. Chọn giống

Nguồn giống chủ yếu là mua của các ngư dân vớt hoặc kéo lưới cước ở các bãi bồi ven biển, trong rừng ngập mặn, nên kích cỡ không đều nhau. Mật độ thả giống 10 – 15 con/m2, thả vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm để tránh sốc cá.

3. Thức ăn và chăm sóc

Cá kèo chủ yếu ăn rong tảo, phù du trong nước, đất có nhiều bùn, hai tháng đầu không cho ăn. Từ tháng thứ 2 trở đi cho ăn dặm thêm bằng cách cho nước ra vào thường xuyên và xử lý bón phân bón lá Biotit và tăng cường thêm cám gạo và bột đậu nành. Nếu mật độ 50 – 60m2 phải bổ sung thức ăn công nghiệp dạng viên. Cá kèo nuôi trên các mô hình chưa thấy xuất hiện bệnh, lại mau lớn, sau từ 4,5 – 6 tháng nuôi (tuỳ loại giống) có thể thu hoạch được từ 45 – 65 con/kg bằng cách xiết cạn nước rồi bắt, đem chứa trong ao nhỏ.

Tài liệu tham khảo

Trung tâm Thông tin KH & CN TP Hải Phòng

Kỹ thuật nuôi Cá kèo

Đặc điểm sinh học Cá kèo - Pseudapocryptes elongatus
  1. Điều trị bệnh lở loét, xuất huyết trên cá kèo
  2. Quy trình nuôi cá kèo - Phần 2
  3. Quy trình nuôi cá kèo - Phần I