Kỹ thuật nuôi Cua huỳnh đế

Quy trình sản xuất giống cua huỳnh đế ( Ranina ranina)

TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy

1. Nguồn nước

Nước biển, xử lý qua hệ thống lọc cát; xử lý chlorine và tia UV trước khi vào bể nuôi.

2. Tuyển chọn và nuôi vỗ cua huỳnh đế bố mẹ

Tuyển chọn cua bố mẹ: khối lượng 0.3 – 0.5 kg/con, khỏe mạnh, hoạt động linh hoạt, màu sắc tươi sáng, đầy đủ phần phụ bộ và không bị tổn thương.

Điều kiện nuôi: Bể xi mằng có mái che, thể tích 30m3, đáy bể rải lớp cát dày 15 cm.

Mật độ nuôi: 2 -3 con/m2. Tỉ lệ đực cái 1:1

Thức ăn: cá liệt, tôm sò, giun nhiều tơ. Khẩu phần 2 - 3% khối lượng thân/ngày.

Nuôi hệ thống nước chảy ra vào với độ sâu từ 1.2 – 1.5 m. Định kỳ 15 – 20 ngày thay bể vệ sinh cát.

3. Kỹ thuật ấp trứng

Chọn cua cái có buồng trứng to và sẫm màu, bề mặt trứng căng bóng và trứng đã xuất hiện điểm mắt để chuyển qua bể ấp.

Bể ấp có thể tích 500l, mỗi bể áp 1 – 2 cua mẹ. Mỗi ngày cho cua mẹ ăn 1 lần và thay 100% nước bằng nước biển sạch, sục khí liên tục 24/24h. thời gian ấp từ 3 – 5 ngày.

4. Kỹ thuật ương ấu trùng lên cua bột

Giai đoạn Zoea: Nuôi bể composite hình tròn, thể tích 3m3. Mật độ ương 5 – 10 con/l.

Thức ăn artemia bung dù, mới nở và sinh khối tùy theo kích thước ấu trùng. Mật độ thức ăn duy trì 0.5 – 1 con/ml. Bổ sung thức ăn chế biến 1 lần/ngày từ giai đoạn zoea 4. 

Định kỳ 2 -3 ngày thay nước từ 10 – 30% thể tích nước trong bể. Thời gian chuyển giai đoạn Z1 – Z7(8) từ 35 – 40 ngày.

Giai đoạn Megalopa đến cua bột: Nuôi trong bể xi măng 5 – 6 m3, đáy rải cát mịn dày 3 – 5 cm, mực nước 0,5 – 0,8. Mật độ từ 2 – 3 con/l, cho ăn 2 lần/ ngày bằng artemia sinh khối và thức ăn chế biến. Thời gian nuôi từ 20 – 22 ngày thì chuyển sang cu bột kích cỡ 1.1 – 1.2 cm.

5. Kỹ thuật ương cua bột lên cua giống

Nuôi bể xi măng 15m3, đáy cát dày 3 – 5 cm, mức nước sâu 0.8m, nuôi nước chảy ra vào.

Mật độ nuôi từ 20 – 30 con/m2.

Thức ăn là thịt ghẹ và ruốc tươi cho ăn ngày 2 lần, khẩu phần 5%.

Thời gian nuôi từ 15 – 20 ngày, cua giống kích cỡ 1.7 – 2cm.

Tài liệu tham khảo

Viện nghiên cứu NTTS III

Kỹ thuật nuôi Cua huỳnh đế

Đặc điểm sinh học Cua huỳnh đế - Ranina ranina