Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng
Dương Nhựt Long
I. CHUẨN BỊ AO
- Ao tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hang hốc, dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy
- Dùng 10-15 kg vôi bột/100m2 để khử chua và diệt cá tạp, phơi nắng 2 - 3 ngày
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc rác
- Gây màu nước bằng phân chuồng ủ hoai: 80-100 kg/100 m2 hoặc phân đạm, lân đến 5-6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào nuôi
II. THẢ GIỐNG
- Phải chọn cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh, không bị xây xát, không bị bệnh, cá sáng con, cỡ đồng đều, nhanh nhẹn phản ứng tốt với các tác động xung quanh.
- Mật độ thả: 3 con/m2
- Thời vụ thả: cuối tháng 5-6
III. THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN
1. Thức ăn:
- Cá ăn các loại thức ăn tinh: bột ngô, khoai, sắn, gạo, cám
- Các loại thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng, cá, bèo tấm, rau thái nhỏ
- Các loại động vật như tôm cá nhỏ, giun ốc đã xay nhỏ và các loại phế phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò....)
- Ngoài thức có điều kiện cho ăn thêm thức ăn công nghiệp.
2. Cách cho ăn
2.1. Thức ăn công nghiệp:
- Dùng loại thức ăn có độ đạm 25- 30%. Lượng thứ ăn: 4-5% trọng lượng cá. Ngày lần (sáng, chiều)
2.2. Thức ăn tự chế biến
- Tháng đầu: 30% cám gạo + 70% cá, xay nhuyễn nấu chín cho ăn tập trung vào sàng ăn để dễ kiểm soát hàm lượng thức ăn. Cho ăn ngày 02 lần. Liều lượng 7% trọng lượng thân
- Tháng thứ 02: 40% cám gạo + 60% cá xay nhuyễn nấu chín, rải quanh bờ ao. Với 6% trọng lượng thân
- Tháng thứ 03 trở lên: 50% cám gạo + 50% cá, xay nhuyễn, nấu chín vắt cục rải thức ăn quanh ao. Lượng thức ăn 5 - 4 - 3 % trọng lượng thân.
- Ngoài ra bổ sung thêm rau, cỏ, bèo các loại .. cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.
IV. CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH
- Cá rô phi là loại phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn phải đều đặn, đủ số lượng và chất lượng
- Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất
- Thay nước: khi ao nước quá bẩn, mỗi lần thay từ 1/3 - 2/3 lượng nước trong ao
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường của ao nuôi cá: nhiệt độ, ôxy, pH, độ trong...để có kế hoạch xử lý môi trường
- Theo dõi sức khoẻ, hoạt động của cá vào các buổi sáng sớm.
- Thu hoạch: Sau 5-6 tháng nuôi cá đạt cỡ 0,4 - 0,5 kg/con tiến hành thu hoạch. Có thể thu hoạch toàn bộ hoặc đánh tỉa cá lớn nuôi tiếp các nhỏ.
- Bảo quản cá sau khi thu hoạch: bắt cá thả vào giai hoặc bể để giữ sống, có thể dùng máy sục khí thường xuyên cho cá sống và thải phân rồi mới đóng túi chuyển đi
V. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Bệnh do vi khuẩn
- Các bệnh thường gặp là bệnh lở loét, bệnh trắng da, bệnh tuột nhợt...
a. Triệu chứng:
- Cá có biểu hiện: bơi phân tán, không định hướng trên mặt nước khi chết thường chìm dưới đáy
- Mang xung quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám đen. Những chỗ viêm có nhiều chất nhầy
- Mắt lồi, mang nhợt nhạt, các tia mang kết lại với nhau
b. Phòng bệnh.
- Vào đầu mùa dịch nên định kỳ bổ sung vitamin C trong thức ăn với liều lượng 5-10 g/100kg cá.
- Treo lá xoan 5-10 kg/10 m3 vào bao tải để ở đầu ao có nước ra vào.
c. Chữa trị:
- Xử lý nước ao cá bệnh: dùng vôi bột 2 -6 kg/100m3 nước
- Xử lý cá bệnh: dùng oxytetracylin 2 g/100kg cá bệnh. Bên cạnh đó bổ sung thêm các loại vitamin vào thức ăn và dùng liên tục 5-7 ngày.
2. Bệnh nấm thuỷ mi
a. Triệu chứng:
- Cá rô phi vốn là loài chịu lạnh kém, khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 120C kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó cá chúi xuống bùn, ngừng ăn và lập tức bị nấm thuỷ mi tấn công. Cá chết, bị nấm hút hết dinh dưỡng nên cá nổi lên mặt nước. Bằng mắt thường nấm đã bao bọc thành búi trắng như bông quanh thân cá.
b. Phòng bệnh:
- Ao nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi
- Làm tốt công tác về kỹ thuật nuôi như: đảm bảo cá khoẻ mạnh, không bị xây xát và giữ môi trường nước luôn sạch.
- Khi có hiện tượng cần cách ly để tránh sự lây lan.
c. Chữa trị:
- Tắm cá bệnh trong nước muối 2 - 3 kg/100 lít nước trong 10 - 15 phút.
- Hoặc tắm cá trong dung dịch Malachite green liều lượng 1-2 g/m3 trong thời gian 30 - 60 phút
- Bên cạnh đó cần cho cá ăn đầy đủ các chất, tăng thể lực cá ngay từ trước mùa đông.