3 trang trại tôm ở Trung Mỹ dương tính với EMS
Tôm ở 3 trang trại thuộc 2 nước Trung Mỹ đã được kiểm nghiệm dương tính với hội chứng chết sớm (EMS), kết quả do phòng thí nghiệm từ các chuyên gia bệnh tôm công bố phát hiện ra nguyên nhân của căn bệnh đã tàn phá quần thể tôm ở châu Á và Mexico.
Mẫu tôm từ 3 trang trại đã được gửi đến phòng thí nghiệm của Don Lightner, một giáo sư Đại học Arizona và là chuyên gia nghiên cứu về bệnh ảnh hưởng đến các loài thủy sản nuôi và Jee Eun Han, nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chia sẻ với Undercurrentnews, mẫu tôm dương tính với EMS.
Mẫu tôm được lấy vào năm 2013, 2014 và 2015, Han - người kiểm nghiệm trên các mẫu tôm nói thêm.
Bà từ chối cung cấp tên quốc gia có tôm nhiễm bệnh, bà cho rằng nghiên cứu của phòng thí nghiệm là không phải là nơi công cộng và bà cũng trích dẫn các thỏa thuận bảo mật với các trang trại.
Theo một nguồn tin với kiến thức trực tiếp từ hoạt động nuôi tôm ở Trung Mỹ, ông tin rằng các nước đang nhiễm EMS là Honduras và Nicaragua.
Theo nhiều báo cáo trước từ Undercurrentnews, một số nhà sản xuất ở Trung Mỹ đã nhìn thấy một số lượng gia tăng các khoản lỗ do nhiễm khuẩn, nhưng nhận định chưa có liên quan đến EMS.
Lightner và nhóm nghiên cứu tuyên bố báo cáo trên tạp chí Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), nhóm phát hiện bệnh được gây ra bởi một tác nhân là vi khuẩn sản sinh ra độc tố trong đường ruột của động vật có vỏ, ông nghi ngờ EMS đã được chuyển đến Trung Mỹ từ tôm của Mexico, chứ không phải bắt nguồn từ châu Á.
"Có lẽ nó đã lấn sang qua Mexico", ông nói thêm. "Tôi đang nghĩ EMS liên quan đến nhập lậu đàn tôm bố mẹ".
Tiểu bang của Mexico là Sinaloa, Nayarit và Sonora đã thất thoát khoảng 70% sản lượng tôm trong năm 2013 bởi EMS, người nuôi tôm ở Sonoran thiệt hại hơn 77 triệu USD. Một chuyên gia trong ngành tôm Mexico nói thêm về một cuộc tập hợp ngành công nghiệp ở Honduras vào năm ngoái, họ đã có mối quan tâm lớn và cho rằng EMS đã lây lan sang các bang phía nam của Mexico là Chiapas.
Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Mexico nhận được tôm có khả năng chống chọi tốt hơn với EMS và trữ lượng tôm có xu hướng tốt, Lightner nói thêm.
Theo báo cáo trước đây, xuất hiện nhiều cơ hội tốt để EMS lây lan đến Honduras nhưng các trang trại nuôi tôm ở các quốc gia Trung Mỹ có thể vượt qua bệnh tốt hơn so với các đối tác tại Mexico vì tính chịu đựng di truyền và thông tin tốt hơn so với Mexico, ngay cả khi bệnh đầu tiên xuất hiện tại quốc gia vào năm 2013.
Bệnh còn được gọi là hoại tử gan tụy cấp tính, EMS được hình thành khi liên kết với một loại vi khuẩn Vibrio và lần đầu tiên được báo cáo ở Trung Quốc vào năm 2009 trước khi lan rộng đến Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Mexico.
GAA cho biết mỗi năm bệnh làm cho ngành công nghiệp tổn thất trên 1 tỷ USD. Ngân hàng Thế giới ước tính bệnh sẽ dẫn đến kết quả làm thất thoát 3 triệu tấn tôm vào năm 2016.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của EMS ở Trung Mỹ có thể sẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường tôm toàn cầu, nguồn kiến thức từ ngành công nghiệp tôm Trung Mỹ cho biết.
"Trung Mỹ sản xuất một tỷ lệ rất nhỏ so với nguồn cung tôm trên thế giới và do đó sẽ không có bất kỳ tác động đáng kể trên thị trường cung cấp hoặc giá cả”.