50 trại nuôi tôm bị động đất ở Ecuador nhận được gói tài trợ
50 trang trại nuôi tôm ở Ecuador chịu thiệt hại trong trận động đất vào tháng 4 đã nhận được gói tài trợ từ ngân hàng để phục hồi hoạt động, tờ El Diario, Ecuador đưa tin.
Các nhà sản xuất tôm nhận được gói tín dụng 55.000 USD hoặc ít hơn từ BanEcuador, Jose Camposano công tác tại Trung tâm Nuôi trồng thủy sản quốc gia cho biết.
Có hơn 12.000 ha diện tích nuôi của ngành công nghiệp tôm bị ảnh hưởng bởi trận động đất, hàng trăm người chết, ngành tôm và cá ngừ Ecuador tổn thất.
Camposano cho rằng hy vọng giá tôm sẽ tăng cao theo xu hướng toàn cầu, bởi trước đó các nhà sản xuất ở Ecuador đã bù đắp bằng tỉ giá tương ứng.
"Từ các số liệu mà chúng tôi nhận thấy, xu hướng phát triển và xuất khẩu sản phẩm đến từ Ecuador. Chúng tôi cần đầu tư để sản xuất nhiều hơn”. "Tuy nhiên, theo giá quốc tế, trong những ngày gần đây có những thuận lợi nhất định, xu hướng giảm sâu. Giá tôm thấp trong 36 tháng gây khó khăn tồn dư khối lượng ở mức cao”.
Thông tin đến Camposano từ Santa Priscila và Omarsa, hai trong số các nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Ecuador, họ đang có kế hoạch mở rộng các cơ sở chế biến của họ ở trong và xung quanh các khu vực Guayaquil, khi giá tôm toàn cầu tăng ở Châu Á, Trung Quốc và không ngừng tăng đối với tôm của Ecuador.
"Trong 3 năm gần đây, Châu Á là một trong những nước có tầm quan trọng đối với chúng tôi”, Santiago Salem, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành sản xuất hàng đầu Santa Priscila, gần đây có buổi trao đổi với Undercurrentnews.
Mỹ và châu Âu có mức tăng trưởng phẳng hơn, ông nói. "Thị trường duy nhất có sự gia tăng đáng kể tính theo thu nhập đầu người là Trung Quốc, và bên cạnh họ có một nền văn hóa sử dụng tôm.
Ecuador có tiềm năng tăng trưởng sản lượng từ 10% đến 15% bằng cách tăng tỷ trọng trong nông trại và ao xây dựng trên khu vực lãnh thổ thích hợp cho nông nghiệp, diện tích tăng khoảng 2% và 3%.
Những người khác không đồng ý, họ cho rằng Ecuador đã đạt đến giới hạn có thể sản xuất, trong khi các nhà sản xuất không muốn chuyển sang một mô hình thâm canh vì hiện tại kinh nghiệm ngành công nghiệp còn kém và cung cấp điện khan hiếm.
“Tại Ecuador, chúng tôi không nhận thấy nông dân đầu tư nuôi thâm canh”, một giám đốc điều hành hàng đầu tại một nhà sản xuất và xuất khẩu có trụ sở tại Guayaquil cho biết. "Chúng tôi đã luôn luôn thực hiện nó theo cách này, và tôi không thấy bất cứ ai đồng ý nuôi thâm canh. Đó là một quá trình hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi phải có một loại hình nuôi cho mỗi ao hoàn toàn khác và tôi không nghĩ rằng chúng tôi cung cấp đủ điện cho ngành công nghiệp tôm khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình này”.