TIN THỦY SẢN

Ăn Sushi có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch

Ảnh minh họa (Internet) Nguyễn Dương

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng món Sashimi cá ngừ có chứa hàm lượng cao chất Methylmercury (MeHg), theo kết quả phân tích các mẫu phẩm tại Mỹ.

Ảnh hưởng của Methylmercury (MeHg) đến con người bằng việc sử dụng quá mức các sản phẩm thủy sản có thể thấy như chậm phát triển thần kinh, nhận thức chậm và tăng rủi ro bệnh tim mạch.

Nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng Methylmercury ở hàm lượng cao có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Omega-3, một loại acid béo có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, giảm rủi ro về những bệnh ung thư, bệnh tim, huyết áp, đột quỵ.

Trên 1.200 người đã tham gia cuộc phỏng vấn về việc tiêu dùng thực phẩm Sushi và các sản phẩm thủy sản khác. Ngoài ra hàm lượng thủy ngân trong các mẫu Sushi cũng đã được phân tích ở Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng, 92% người tiêu dùng ăn trung bình 5 con cá và món Sushi trong một tháng và trên 10% số người ở các nhóm dân tộc khác nhau đã sử dụng vượt quá lượng thủy ngân cho phép theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Hạn chế Rủi ro (Center for Disease Control Minimal Risk Level) và WHO.

Về mặt lâu dài, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những loài cá ngừ lớn như cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Atlantic Bluefin) hoặc cá ngừ mắt to (Bigeye tuna), được chế biến thành món Sushi, có chứa hàm lượng cao thủy ngân và việc tăng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến Sushi đã gây ra áp lực khai thác quá mức đối tượng cá này.

Sushi chế biến từ cá chình, cua, cá hồi và tảo bẹ được biết là loại thực phẩm chứa ít Methymercury hơn./.

Nguyễn Dương Sciencedaily, 25/11/2013