TIN THỦY SẢN

Ảnh hưởng của phụ gia kích thích tăng trưởng sức khỏe đường ruột lên tỷ lệ sống và sản lượng của cá rô phi tại Bra-xin

Ảnh minh họa Giáng Hương (theo Global Aquaculture Advocade)

Thức ăn chiếm đến 60% trong tổng chi phí nuôi cá rô phi. Giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà dinh dưỡng nghiên cứu thành phần thức ăn thay thế để giảm chi phí thức ăn. Trong khi đó, do sản lượng nuôi tiếp tục tăng, dịch bệnh là vấn đề gây nhức nhối cho những người nuôi. Thực hành nuôi tốt, bao gồm an toàn sinh học, thức ăn chức năng thích ứng với từng loài nuôi là chìa khóa giúp tối ưu hóa lợi nhuận của ngành nuôi.

Nghiên cứu về thức ăn chức năng giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và chống lại bệnh tật là mục đích chính của ngành thức ăn thủy sản. Các phụ gia có khả năng thúc đẩy và duy trì hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong đường ruột của vật nuôi có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và thúc đẩy tăng trưởng một cách tự nhiên. Ngoài ra, sức khỏe đường ruột tốt hơn sẽ hình thành một cơ chế chống lại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa của vật nuôi, thúc thẩy sự miễn dịch và có khả năng chống lại bệnh tật cao hơn. Các kết quả trong nuôi cá biển và nuôi tôm đã chứng minh các ảnh hưởng tích cực của các phụ gia thúc đẩy sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa lên sản lượng và lợi nhuận trong các điều kiện nuôi khác nhau. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của phụ gia thúc đẩy sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa lên sản lượng cá rô phi nuôi lồng tại Brazil.

Thiết lập thử nghiệm

Nghiên cứu được thử nghiệm trên cá rô phi Nile dòng GIFT (Oreochromis niloticus) và được tiến hành ở Viện Thủy sản Braxin, vùng Sao Paulo, Braxin.

Nghiên cứu kéo dài 111 ngày, bắt đầu với cá  có trọng lượng 170 gram và kết thúc với kích cỡ thương phẩm khoảng 750gram. Các lồng được sử dụng nuôi cá có kích cỡ khoảng 7m2, mỗi lồng được thả 840 con cá. Tất cả cá thí nghiệm được đếm và cân trọng lượng, sau đó được phân bổ một cách ngẫu nhiên vào các lồng khác nhau (mỗi thử nghiệm gồm 5 lồng.) Trước khi bắt đầu thử nghiệm, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (36%CP, protein thô). Các chỉ số chất lượng nước được theo dõi trong suốt quá trình thử nghiệm với nhiệt độ nước khá thấp. Nhiệt độ nước, nồng độ pH và ô xi hòa tan ở mức chấp nhận được trong nuôi cá rô phi trong quá trình thử nghiệm. (Hình 1)

Hình 1- Nhiệt độ nước, nồng độ ô xy hòa tan và pH trong thử nghiệm

Thức ăn đối chứng là 32%CP, thức ăn công nghiệp và thức ăn thử nghiệm bao gồm thức ăn công nghiệp cùng thành phần có trộn thêm phụ gia tăng trưởng tự nhiên (gồm các vi sinh vật ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và kích thích tăng trưởng các vi khuẩn có lợi) và sản phẩm  SANACORE® GM, Nutriad với liều lượng 1.5kg/ tấn thức ăn.

Cá được cho ăn 4 lần/ngày cho đến khi chúng đạt trọng lượng 170g. Khi thử nghiệm bắt đầu, cá được cho ăn 3 lần/ngày. Thức ăn dư thừa được thu lại và đo. Không có sự khác biệt về sự thèm ăn trong thử nghiệm do loại thức ăn. Khi kết thúc thử nghiệm, các được thu lại, đếm và cân trọng lượng. Khoảng 5% cá trong mỗi nghiệm thức được kiểm tra và đánh giá tỉ lệ chỉ số nội.Thức ăn đối chứng là 32%CP, thức ăn công nghiệp và thức ăn thử nghiệm bao gồm thức ăn công nghiệp cùng thành phần có trộn thêm phụ gia tăng trưởng tự nhiên (gồm các vi sinh vật ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và kích thích tăng trưởng các vi khuẩn có lợi) và sản phẩm  SANACORE® GM, Nutriad với liều lượng 1.5kg/ tấn thức ăn.

Kết quả

Khi thu hoạch, nhóm cá được cho ăn thức ăn có bổ sung phụ gia cho thấy các chỉ số sản lượng được cải thiện đáng kể so với đối chứng, tỷ lệ sống tăng 2,8%, lượng thức ăn tiêu thụ giảm 6,7%. Nhìn chung, sản lượng thu hoạch trong lồng thử nghiệm cao hơn 7,7% so với đối chứng.

Việc sử dụng phụ gia thức ăn để kích thích tăng trưởng và kháng bệnh đã được chứng minh có hiệu quả ở các loài nuôi khác nhau qua các thử nghiệm. Tuy nhiên, hiệu quả về chi phí sản xuất đòi hỏi các đánh giá trong quá trình sản xuất thực tế. Trong suốt quá trình thử nghiệm này, các điều kiện đều thuận lợi và không có dịch bệnh xảy ra, do vậy, tỷ lệ sống rất cao (92%). Các phụ gia tăng trưởng cải thiện đáng kể tỉ lệ sống, tỉ lệ tăng trưởng và hệ số thức ăn, do vậy sản lượng đạt được tăng 7.7%. Các phân tích kinh tế cho thấy phụ gia thức ăn thường giúp người nuôi tăng lợi nhuận 9.9%.

Hình 2- Ảnh hưởng của phụ gia kích thích sức khỏe đường ruột lên hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá rô phi

Triển vọng

Kết quả đạt được trong nghiên cứu này đã khẳng định các kết quả nghiên cứu trước đây về việc sử dụng phụ gia kích thích tăng trưởng sức khỏe đường ruột lên sản lượng, tỉ lệ sống của các loài nuôi trong phòng thí nghiệm và các thử nghiệm thực địa về nuôi cá rô phi lồng. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của loại phụ gia này như là chất kích thích tăng trưởng trong nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng.

Giáng Hương (theo Global Aquaculture Advocade) Fistenet, 15/10/2016