TIN THỦY SẢN

Axit hóa đại dương ở vùng biển Địa Trung Hải ở mức cao

Chu trình CO2. Ảnh: StockFile Kiến Duy - Huyền Thoại

Lần đầu tiên, Hội đồng nghiên cứu khoa học cấp cao (CSIC) đã tiến hành cuộc điều tra triệt để nhằm phát hiện sự suy giảm độ pH trong nước bắt đầu từ Địa Trung Hải chảy qua eo biển Gibraltar.

Nghiên cứu được công bố trên số mới nhất của tạp chí Scientific Reports, xác nhận các lỗ hổng "cao" của biển Địa Trung Hải dẫn đến quá trình axit hóa.

Sự hấp thu của con người tạo ra carbon dioxide bởi các đại dương là nguyên nhân gây axit hóa đại dương, chính điều này làm giảm pH nước biển.

"Vì vậy, mặc dù thu giữ khí thải CO2 sẽ giúp giảm thiểu những tác động khí hậu, sự sụt giảm pH dẫn đến hệ quả xấu cho các hệ sinh thái biển cũng như làm ảnh hưởng đến chu trình sinh địa nội tại phát triển và hầu như trong tất cả chuỗi thức ăn", lý giải bởi nghiên cứu CSIC Emma Huertas tại Viện Khoa học Andalusia Marine.

Biển Địa Trung Hải đặc biệt nhạy cảm với quá trình axit hóa vì bản chất kín, tính chất hóa học và cơ chế lưu thông của dòng nước và một thực tế là carbon do con người tạo ra bắt đầu từ Bắc Đại Tây Dương qua eo biển Gibraltar.

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi xác nhận lỗ hổng cao ở Địa Trung Hải dẫn đến sự gia tăng CO2 trong khí quyển và trong vùng nước ở đại dương đều do khí thải con người tạo ra", Susana Flecha, đồng tác giả bài báo và nhà nghiên cứu của Viện Khoa học biển Andalusia.

pH giảm ảnh hưởng đến các sinh vật biển phù du, san hô cũng như hai mảnh vỏ, cơ chế chức năng hoạt động tế bào của các loài này bị thay đổi khi rơi vào vùng cacbonat, nơi xi măng được hình thành từ cấu trúc đá vôi ở biển.

Theo Huertas, "trong hệ sinh thái mang tính biểu tượng như Địa Trung Hải đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi pH trong nước ở những vùng nước được xác định, bắt đầu từ những vùng cỏ rộng lớn đến cộng đồng san hô ven biển".

Bà Huertas cho biết thêm: "Đó là điều cần thiết, do đó để xác định chính xác mức tiếp xúc để giảm pH môi trường sống ở vùng Địa Trung Hải đang trải qua".

Các nhà nghiên cứu đã xác định tỷ lệ axit hóa thông qua các phép đo liên tục được thực hiện trong 3 năm với cảm biến tự động với độ chính xác cao để ghi lại pH trong nước biển cũng như mức độ hòa tan CO2.

Việc quản lý và bảo trì dòng dưới cùng chứa các cảm biến đã được thực hiện phối hợp với Viện Hải dương học Tây Ban Nha và Đại học Malaga.

Kiến Duy - Huyền Thoại Fis.com