TIN THỦY SẢN

Bến Tre thông báo kết quả quan trắc môi trường đợt 2 tháng 4 -2018

Ảnh minh họa: STV Chi cục thủy sản

Trong đợt thu có 11/35 mẫu giáp xác phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng, kết quả cụ thể như sau:

Điểm quan trắc 
Chỉ tiêu quan trắc
Độ trongNH3H2SNhiệt độĐộ mặnpHDO
Huyện Bình Đại có 1/14 mẫuĐốm trắng






Vàm Vũng Luông(-)100,0010,00229,5207,35
Bến Thủ(-)100,010,0330207,25
Rạch Cống Bể
(-)100,0030,00129,,5227,35.5
Rạch Bình Trung
(-)100,010,00329,552,54,5
Rạch Mây+150,020,0129157,44,5
Huyện Ba tri 5/10 mẫu







Rạch Ba Tri
+25
0,040,0231,5147,44
Rạch Bắc Kỳ
(-)210,050,0331,5247,54
Rạch Đường Tắc
+220,040,0131,5217,34
Rạch Tân Xuân
(-)200,060,0331197,43,5
Huyện Thạnh Phú 15/12 mẫu







Cầu Sắt-An Thuận
(-)200,0060,00430127,34,5
Bến đò Cầu Ván
(-)200,0020,00131147,64
Rạch Vàm Rỗng
+200,0250,00131167,35
Rạch Khâu Băng
+250,020,0331177,24,5

 Ghi chú:

(-): Mẫu không phát hiện thấy mầm bệnh.

+: Mẫu bị nhiễm bệnh.

(/): Không phân tích.

2. Nhận xét

Qua kết quả quan trắc cho thấy, tỷ lệ mẫu giáp xác tự nhiên phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng là 31,42% giảm so với kỳ trước (38,88%). Cụ thể: huyện Bình Đại 7,14% giảm so với kỳ trước (42,85%) và huyện Ba Tri 50% tăng so với kỳ trước (30%), huyện Thạnh Phú 41,68% tương đương so với kỳ trước (41,66%).

Nguồn nước trên các kênh, rạch tự nhiên có các thông số thủy lý, hóa phù hợp cho nuôi tôm biển. Tuy nhiên, ở một số điểm thu mẫu trên địa bàn huyện Ba Tri có nồng độ oxy hòa tan (DO) thấp so với ngưỡng cho phép (≥ 4 mg/l) như rạch Tân Xuân: 3,5 mg/l.

3. Khuyến cáo   

Qua kết quả phân tích, bệnh đốm trắng xuất hiện ở các kênh rạch tự nhiên trên địa 03 huyện có giảm so với kỳ trước. Độ mặn trên các kênh rạch tự nhiên đang tăng phù hợp cho lấy nước vào ao nuôi. Bên cạnh đó dự báo trong thời gian tới nắng nóng làm nhiệt độ môi trường tăng cao (34-38oC). Vì vậy, người nuôi tôm cần chú ý:

- Tuyệt đối không được lấy nước trực tiếp vào ao nuôi từ các kênh bị nhiễm bệnh đốm trắng.

- Hiện nay, do nắng nóng kéo dài vào ban ngày làm nhiệt độ tăng cao là điều kiện cho dịch bệnh bùng phát nhất là Vi khuẩn Vibrio phát triển rất nhanh gây ra gan tụy cấp trên tôm nuôi. Các hộ nuôi nên chú ý nâng mực nước trong ao nuôi từ 1,4-1,6m và tăng cường mở quạt nước lúc nắng nóng để tránh nhiệt độ phân tầng giữa nước tầng mặt và tầng đáy trong ao nuôi. Bổ sung vi sinh định kỳ và bổ sung nước khi cần thiết để tránh tăng nhiệt độ nước ao nuôi.

- Thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe tôm nuôi, định kỳ bổ sung các loại khoáng, vitamin, primex,…vào khẩu phần ăn nhằm giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập cho tôm nuôi.

- Áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn ao nuôi; kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi nằm trong ngưỡng thích hợp (pH: 7,5 - 8,5, độ trong 30 - 40cm, độ kiềm ≥ 80 mg/lít).

Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường phải khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, nhân viên Thú y xã, Ủy ban nhân dân xã hoặc Trạm chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly, xử lý dập dịch.

Chi cục thủy sản Snnptnt