Biện pháp hữu hiệu nâng cao tỉ lệ sống của tôm giống
Gần đây, các nhà khoa học đã có một nghiên cứu chi tiết vai trò quan trọng của vi tảo lục, một đối tượng khá phổ biến trong các trại tôm giống trên toàn thế giới nhằm giúp nâng cao tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm.
Hiện nay, có hơn 40 loài vi tảo đã được xác định là thành phần thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng rộng rãi trong ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Nhu cầu sử dụng chúng trong hoạt động nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là dùng cho ương nuôi các loại ấu trùng thủy sản với kích cỡ miệng nhỏ. Nhiều loài vi tảo đã được nghiên cứu sử dụng trong giai đạn ấu trùng tôm để kích thích hệ thống miễn dịch cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm. Gần đây, loài vi tảo lục Haematococcus pluvialis được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào quá trình ương nuôi tôm giống nhằm phát huy được những ưu điểm của loài tảo này trên tôm.
Ảnh: wunderkanone.de
Haematococcus pluvialis là một loài tảo lục thuộc nhóm vi tảo Chlorophyta, họ Haematococcaceae. Loài này nổi tiếng với hàm lượng astaxanthin cao, trung bình khoảng 5-6% tlk, giúp chống oxy hóa mạnh, đây là loài tảo quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và mỹ phẩm gần đây. Chúng là loài đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi và có thể di chuyển được. Các nghiên cứu trước đây cho thấy tôm sú giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng ăn bổ sung vi tảo lục có màu sắc bắt mắt và tỷ lệ sống cao.
Ảnh hưởng của vi tảo lục đối với tôm thẻ chân trắng
Một thử nghiệm trong vòng 25 ngày đã được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung vi tảo lục Haematococcus pluvialis đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, đáp ứng miễn dịch và khả năng chịu stress của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Tôm thẻ Post Larvae (trọng lượng ban đầu trung bình 2,1mg) được cho ăn năm chế độ ăn có chứa hàm lượng vi tạo lục Haematococcus pluvialis khác nhau: 0, 1.7, 3.3, 6.7 và 13.3g/kg).
Kết quả chỉ ra rằng khi cho Post-larvae ăn với hàm lượng 3.3g Haematococcus pluvialis trên một kg thức ăn làm tăng tỷ lệ sống của tôm thẻ hậu ấu trùng một cách đáng kể.
Tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR) và tăng trọng (WG) phân tích cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm tôm. Sau khi gây stress mặn cấp tính nhân tạo (độ mặn giảm nhanh từ 28 ‰ đến 5 ‰), tỷ lệ sống của tôm được cho ăn 6,7g Haematococcus pluvialis/kg thức ăn là cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (P <0,05) và tổng khả năng chống oxy hóa (T-AOC) đã được tăng lên với mức độ ngày càng tăng của hàm lượng vi tảo lục Haematococcus pluvialis.
Hàm lượng malonaldehyde (MDA) trong toàn bộ cơ thể tôm giảm tỷ lệ thuận với mức độ Haematococcus pluvialis trong chế độ ăn trước và sau khi stress độ mặn xảy ra. Trước stress mặn, mức mRNA tương đối của Caspase 3, Rho và Janus kinase (JAK) giảm trong nhóm tôm chế độ ăn có chứa Haematococcus pluvialis. Điều này giúp cơ thể tôm tạo các miễn dịch hiệu quả hơn.
Sau stress độ mặn, nồng độ mRNA tương đối của các gen liên quan đến hoạt động chống oxy hóa và các gen liên quan đến miễn dịch giảm cùng với việc giảm mức độ bổ sung Haematococcus pluvialis, cao nhất ở nhóm ăn 3.3g/kg.
Dựa trên các ảnh hưởng của vi tảo lục Haematococcus pluvialis đến khả năng sống sót, khả năng chịu stress mặn và đáp ứng miễn dịch của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Các nhà khoa học đã khẳng định đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay nhằm nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống ở các trại ương nuôi. Tác giả cũng đã cung cấp hàm lượng tối ưu của Haematococcus pluvialis khi bổ sung vào thức ăn hậu ấu trùng tôm thẻ là 3.3 – 6.7g/kg thức ăn (tức khoảng 100-200mg astaxanthin/kg).
Theo Xie S, et al. Fish Shellfish Immunol. 2018.