Bột hạt đậu cánh chim có thể thay thế một phần bột cá
Một nghiên cứu mới đây đã đề xuất thêm một loại nguyên liệu có thể sử dụng để thay thế các protein động vật như bột cá trong ngành nuôi trồng thủy sản tương lai.
Việc thay thế nguồn protein từ bột cá bằng các nguồn nguyên liệu thực vật đang được xem là khả thi về kinh tế và thân thiện với môi trường do đó nó được các nhà cung cấp thức ăn tập trung nghiên cứu phát triển. Hiện nay đã có nhiều đối tượng thực vật chứa hàm lượng protein cao như đậu tượng, lúa mì, đậu Hà Lan. Trong một nghiên cứu trước đây có tới 75% protein bột cá có thể được thay thế bằng protein của thức ăn hạt đậu cánh chim đã khử vỏ trong chế độ ăn của tôm sú P. monodon.
Nhưng những thông tin về mối quan hệ giữa thức ăn bổ sung bột hạt đậu cánh chim và sức khỏe của cá hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, một thí nghiệm cho ăn đã được tiến hành để nghiên cứu phản ứng của cá hồi vân ăn khi được bổ sung chế độ ăn với hạt đậu cánh chim ở các cấp độ khác nhau.
Đậu cánh chim hiện nay nó gần như đã biến mất ở trung tâm châu Âu, nhưng lại được trồng ngày càng rộng rãi hơn ở châu Mỹ. Trong thành phần của hạt có chứa 32 - 40% protein, 8 - 12% dầu tuy nhiên chúng cũng được cảnh bảo là có hàm lượng alkaloit độc hại, alkaloit này có thể được loại bỏ bằng cách ngâm hạt qua đêm, và sử dụng ở dạng nấu chín và các kỹ thuật chế biến khác như lên men cũng góp phần loại bỏ độc tố này. Hạt giống của cây này được sử dụng như thuốc chống côn trùng.
Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của các mức độ khác nhau của cây đậu cánh chim, bao gồm 0% (đối chứng), 15%, 30%, 45% và 60%. Sau đó các nhà khoa học sẽ đánh giá về hiệu suất tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá hồi. Các chế độ ăn thử nghiệm (LM0, LM15, LM30, LM45, và LM60) được tạo thành dựa trên thức ăn có chứa 41% protein thô và 18% lipid thô. Cá được cho ăn hai lần một ngày, thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần.
Kết quả là, hiệu suất tăng trưởng tốt nhất đã được quan sát thấy trong nhóm cá cho ăn với chế độ ăn LM15 và LM30. Không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các nhóm thử nghiệm về thành phần cơ thể.
Các chỉ số huyết học cho thấy hàm lượng heamatocrit trong nhóm LM60 thấp hơn đáng kể (p <0,05) so với các nhóm khác. Cho thấy nếu bổ sung với liều cao có thể gây phản tác dụng đối với sức khỏe của cá.
Đối với các thông số huyết học khác như hemoglobin, hồng cầu và ở tế bào hemoglobin trung tính thì không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm cá (p <0,05). Các khẩu phần ăn bổ sung bột đậu cánh chim cho thấy giảm đáng kể tổng protein (TPROT), triglycerid (TROG), cholesterol (CHOL), phosphatase kiềm (ALP) và lactate dehydrogenase (LDH) so với nhóm chứng (p <0,05), giúp sức khỏe của cá được cải thiện đáng kể.
Đậu Lupinus albus Ảnh: Wikipedia
Thức ăn có bổ sung thành phần cây đậu cánh chim có thể được sử dụng trong chế độ ăn cá 30% mà không có bất kỳ ảnh hưởng phản dinh dưỡng nào đến hiệu suất sinh trưởng, các thông số sinh hóa huyết thanh. Đồng thời giúp giảm giá thành cũng như cải thiện các thông số huyết học về sức khỏe của cá một cách rất hiệu quả. Đề xuất một loại thành phần thay thế các protein động vật trong tương lai.