Cá tiền sử có răng như người
Các nhà khoa học đã phát hiện hiện thấy rằng loài cá tiền sử cách đây 400 triệu năm đã bắt đầu có răng như những loài động vật có vú.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Anh, Thụy Sĩ và Australia đã sử dụng thiết bị chụp X-quang năng lượng cao mới nhất để kiểm tra hóa thạch có niên đại cách khoảng 380 triệu năm của loài cá tiền sử Compagopiscis được phát hiện tại Australia.
Sau khi tiến hành dựng mô hình 3D của loài cá tiền sử Compagopiscis từ những bức ảnh chụp X-quang, các nhà khoa học rất bất ngờ khi phát hiện thấy loài cá này đã phát triển cả hàm và răng như động vật có vũ hiện đại.
Phát hiện này có nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó cho thấy rằng loài người có thể phát triển răng và hàm sớm hơn nhiều so với chúng ta nghĩa trước đây. Điều này cũng đồng nghĩa loài người có thể tiến hóa nhanh hơn.
Những nghiên cứu trước đây cho rằng loài người đầu tiên phát triển hàm hình răng cưa để xé thịt tươi sống và sau đó mới phát triển răng hoàn chỉnh. Những loài động vật có xương sống chỉ phát triển răng và hàm khoảng 7 triệu năm sau khi loài cá Compagopiscis tuyệt chủng.
Tuy nhiên, nếu một loài cá được coi là tổ tiên của loài người đã bắt đầu có hệ thống răng phức tạp sớm hơn chúng ta nghĩa hàng triệu năm, thì những loài động vật có xương sống đầu tiên cũng sẽ phát triển răng sớm hơn.
“Đây là một bằng chứng cho thấy răng xuất hiện trong những động vật có xương sống đầu tiên và giúp làm sáng tỏ cuộc tranh luận về nguồn gốc của răng”, giáo sư Philip Donoghue, thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Bristol (Anh), cho biết trên Daily Mail.