Cá tra - thách thức và cơ hội mới - Kỳ 2: Rào cản kỹ thuật- thách thức và cơ hội
Luật Nông trại (Farm Bill) vừa được Quốc hội Mỹ thông qua sẽ áp dụng bộ tiêu chuẩn để quản lý việc nhập khẩu cá tra Việt Nam. Còn mới đây Nga thông báo tạm ngưng nhập khẩu cá tra đông lạnh một số doanh nghiệp từ Việt Nam. Nguyên nhân mà nước nhập khẩu này đưa ra do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là những rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang gặp phải. Tuy nhiên, về lâu dài nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là cơ hội để ngành cá tra cơ cấu lại sản xuất và phát triển hướng bền vững.
Nhận diện Farm Bill
Theo các chuyên gia, Farm Bill 2014 có nhiều quy định được xem là trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt . Theo đó, các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải dán nhãn xuất xứ nơi nuôi trồng, xây dựng kế hoạch thú y thủy sản quốc gia và đặc biệt là điều kiện công nhận quốc gia được phép xuất khẩu thực phẩm thịt vào Mỹ.
Quốc hội Mỹ cũng chuyển chức năng giám sát cá da trơn trong đó có cá tra và ba sa của Việt Nam đang do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ quản lý sang Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nghĩa là, thay vì kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, Mỹ sẽ kiểm soát cả các vùng nuôi của Việt Nam.
Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, các vùng nuôi cá da trơn của Việt phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng.
Theo ông Nguyễn Văn Kịch- Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, lý thuyết của luật này là kiểm soát chuỗi nhưng thực tế quy định chưa thể nói trước được điều gì, có thể khó cũng có thể dễ hơn. Vì thế, trong lúc này phải rất cẩn trọng trước mọi thông tin, bởi nhiều khi có thể gây tác hại cho các thị trường khác.
Ông Trương Đình Hòe- Tổng Thư ký VASEP cho rằng, năm 2014, Luật Nông trại Mỹ chưa tác động trực tiếp đến xuất khẩu cá tra Việt Nam khi vào thị trường Mỹ, song chúng ta phải có những biện pháp đấu tranh vì Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực.
Cũng trong thời điểm này, VASEP cũng ra thông báo xác nhận thông tin Nga tạm ngưng nhập khẩu cá tra của Việt từ ngày 31/1/2014 với lý do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy Nga không còn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt , song thông tin này hẳn sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín con cá tra Việt trên thị trường thế giới.
Chinh phục rào cản kỹ thuật là tất yếu
Một số ý kiến cho rằng ngành cá tra Việt sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi Luật Farm Bill áp dụng nếu được Mỹ thông qua. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập, luật này sẽ là cơ hội để ngành cá tra thay đổi, khẳng định vị thế cá tra Việt .
Ông Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khẳng định, mặc dù các tiêu chuẩn của Farm Bill là rất cao nhưng so với các tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC,… mà Việt Nam triển khai thực hiện thời gian qua cũng tương đương nhau.
Vì vậy, trước rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe, nếu các nhà quản lý làm việc chặt chẽ với nhau thì khả năng liên thông để đạt được là hoàn toàn có thể.
Ông Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam: Mặc dù các tiêu chuẩn của Farm Bill là rất cao nhưng so với các tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC,… mà Việt Nam triển khai thực hiện thời gian qua cũng tương đương nhau.
Tuy nhiên, về lộ trình làm sao để đạt được chứng nhận, cấp phép thì cần phải tiếp tục theo dõi, cái khó nằm ở khâu kiểm tra, giám sát và cấp phép. Nếu các nhà quản lý làm việc chặt chẽ với nhau thì khả năng liên thông để đạt được là rất cao. Trình độ sản xuất của ViệtNam để đáp ứng những tiêu chuẩn trên là không quá khó.
Cũng theo ông Nguyễn Việt Thắng, xu thế phát triển đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao, nên hướng tới không chỉ khuyến khích mà có thể là bắt buộc.
Phải làm để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết được rằng: thương hiệu cá tra và thủy sản Việt đạt trình độ vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, đảm bảo được các yêu cầu của thị trường thế giới!
Cho đến nay, sau nhiều năm nỗ lực thay đổi, áp dụng các quy trình nuôi trồng, chế biến theo tiêu chuẩn thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt đã lấy được các chứng nhận chất lượng khắt khe như bộ tiêu chuẩn BAP (tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất).
Hiện Mỹ vẫn đang áp dụng bộ tiêu chuẩn này để quản lý việc nhập khẩu cá tra Việt. Ngoài BAP, ngành cá tra Việt còn đáp ứng được các tiêu chuẩn của Châu Âu như ASC, GlobalGAP và tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) của Anh.
Do đó, với việc ngành cá tra Việt đã phát triển theo hướng bền vững từ nhiều năm nay, đáp ứng đầy đủ các bộ tiêu chuẩn của thế giới nên dù Luật Farm Bill có ra đời cũng không gây cản trở gì quá lớn cho ngành.
Theo ông Hồ Văn Vàng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt , thị trường quốc tế đặc biệt quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện có 149 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới chấp nhận sản phẩm cá trá của Việt Nam thì người nuôi, nhà chế biến bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu nếu muốn mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, ông cũng lo ngại khi thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi chi phí sản xuất khá cao, vì vậy các nhà máy chế biến, đơn vị xuất khẩu cần kề vai sát cánh với người sản xuất.
Có như vậy thì mới duy trì được tiêu chuẩn này khuyến khích người nuôi giữ vững vùng nuôi, để sản phẩm cá tra ra thị trường thế giới và được chấp nhận.
Ông Hồ Văn Vàng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam: Khi thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi chi phí sản xuất khá cao, vì vậy các nhà máy chế biến, đơn vị xuất khẩu cần kề vai sát cánh với người sản xuất.
Có như vậy thì mới duy trì được tiêu chuẩn này khuyến khích người nuôi giữ vững vùng nuôi, để sản phẩm cá tra ra thị trượng thế giới và được chấp nhận.
Kỳ tới: "Nâng chất lượng, phát triển có định hướng"