Cải thiện tiêu hóa cho vật nuôi thủy sản bằng tảo và đất sét
Hãng Olmix tại Pháp đã kết hợp tảo với đất sét - hai nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và tạo ra một cơ chế làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn cho vật nuôi thủy sản. Công nghệ dinh dưỡng này tiếp thêm sức mạnh cho các nhà khoa học trong công cuộc tìm kiếm nguồn dinh dưỡng thay thế bột cá.
Nhóm hợp chất đất sét-enzyme
Các nghiên cứu của Reichardt (2008) và Habold (2009) đều khẳng định khả năng của đất sét trong việc hỗ trợ tính tương tác giữa enzyme và chất dinh dưỡng. Do đó nó có khả năng cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn. Các tương tác giữa enzym với đất sét giúp tăng cường tiếp xúc giữa enzym tiêu hóa và thức ăn, tạo cho đất sét một chất kết dính hỗ trợ tốt các enzyme. Nhóm hợp chất đất sét-enzyme được hình thành ở các giá trị pH đường ruột. Các khu phức hợp hoạt động ổn định có sức kháng cự quá trình phân giải protein và tăng lượng enzym tiêu hóa hoạt động trong ruột, từ đó cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn.
Đất sét là vật liệu khoáng sản phân tầng, được cấu thành từ nhôm và silicon có cấu trúc tấm. Lượng nhôm và silicon tùy thuộc từng loại đất sét. Trong khoáng chất đất sét mềm (MMT), các ion kim loại khác nhau thay thế một số cấu trúc ion nhôm và silicon ở cấu trúc. Hiện tượng thay thế này cung cấp một phần MMT cho phản ứng lý hóa. Ngoài ra, sự xuất hiện của các ion kim loại có thể góp phần kích hoạt một số enzyme, thông qua hoạt động của những đồng tố. Ví dụ kim loại đồng có thể kích hoạt lipase và phospholipase A; kẽm kích hoạt carboxypetidase.
Mfeed+ sức mạnh của đất sét tảo biển
Khi đất sét kết hợp với tảo biển, cấu trúc đất sét có thể bị thay đổi và kết hợp với các chất khác giúp các thuộc tính xúc tác sinh học hoạt động. Công nghệ này được nhóm Olmix (Pháp) phát triển thông qua một nghiên cứu tảo và đất sét và tạo ra sản phẩm (Mfeed+). Tảo mang lại nhiều ion kim loại đa dạng cần thiết cho đồng tố hoạt hóa nhiều enzym đôi khi không có trong thức ăn.
Mfeed+ cũng được dùng thử nghiệm trong một số trang trại nuôi tôm và cá hồi Atlantic nhưng đều cho thấy một kết quả như nhau về sức tăng trưởng rất khả quan. Một cơ sở sản xuất cá hồi giống Atlantic tại Scotland đã nuôi thử nghiệm bằng bổ sung Mfeed+ vào thức ăn trong 5 tháng (từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau) trong giai đoạn trước khi cá hồi non chuyển sang môi trường nước mặn. 97.000 cá hồi non phân bố trong 6 bể nuôi (3 bể thử nghiệm với thức ăn bổ sung Mfeed+ và 3 bể đối chứng). Sau 5 tháng, kết quả cho thấy khả năng tăng trưởng của cá nuôi bằng thức ăn bổ sung hỗn hợp tảo, đất sét đã tăng 7%, FRC giảm 13%.
Trong nuôi thủy sản, chi phí thức ăn thường chiếm 50 - 60% tổng chi phí đầu tư. Hỗn hợp tảo, đất sét được coi là một giải pháp đáng cân nhắc cho người nuôi thủy sản bởi nó giúp cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn, giúp vật nuôi phát triển tốt và giảm đáng kể chi phí sản xuất.