TIN THỦY SẢN

Cần 18-22 tỷ USD phát triển cảng biển

Việt Nam kêu gọi đầu tư tư nhân vào cảng biển. Ảnh minh họa: Kiên Cường kiên cường

Với số vốn lớn này, Việt Nam đang kêu gọi mọi nguồn lực tham gia đầu tư, trong đó có hợp tác công - tư.

Theo quy hoạch thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển ước tính khoảng 360.000-440.000 tỷ đồng (18-22 tỷ USD); hạ tầng công cộng khoảng 70.000-100.000 tỷ đồng, kết cấu hạ tầng bến 290.000-340.000 tỷ đồng.

Việt Nam hiện có 49 cảng biển, trong đó có 9 cảng dầu khí ngoài khơi. Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2020, Việt Nam cần tập trung xây cảng nước sâu như cảng quốc tế Vân Phong, cảng cửa ngõ tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu... phát triển cảng biển huyện đảo, nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền...

Quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Việt Nam có 6 nhóm cảng biển theo vùng lãnh thổ. Quy mô chức năng gồm: cảng tổng hợp quốc gia, cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế, cảng đầu mối khu vực, cảng địa phương, cảng chuyên dùng.Phát biểu tại Hội thảo Phát triển - mở rộng cảng biển Đông Nam Á diễn ra hôm qua tại TP HCM, ông Nguyễn Huy Hoàng, Viện Chiến lược Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) nhìn nhận đây là một nhu cầu vốn rất lớn. Vì vậy, giải pháp chung là huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, trong đó áp dụng hình thức hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP).

Hệ thống cảng biển tại Việt Nam từ trước tới nay đều được đầu tư bằng ngân sách, kể cả vay ODA, việc huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân rất thấp, chỉ khoảng 2% số vốn. Khả năng thông quan cảng được nâng từ 103 triệu tấn một năm (2002) đến 294,5 triệu tấn năm 2012

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật cho biết: "Chính sách đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng biển của Việt Nam có nhiều đổi mới, thể hiện ở việc cho phép tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nước được đầu tư theo quy định".

Trước những thông tin kêu gọi đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này, nhiều nhà quản lý hàng hải, khai thác vận tải biển, cảng biển, dịch vụ logistics… của các nước trong khối ASEAN trong hội thảo đã có những ý kiến tham gia đóng góp.

Đại diện một quỹ đầu tư cho rằng xây dựng cảng biển đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian lâu dài vì thế rất cần những chính sách của chính quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư cá nhân: như cam kết không xây cảng mới gần khu vực, tạo kết nối giao thông...

"Ở Việt Nam, một trong những thách thức lớn đối với hình thức đầu tư theo mô hình PPP là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ. Vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất là việc đảm bảo quyền lợi cũng như việc chia sẻ rủi ro của nhà nước như thế nào", ông Hoàng phân tích.

Ngoài ra, vấn đề quản lý của nước ta cũng còn nhiều bất cập, ví dụ cụ thể nhất là tình trạng di dời cảng biển trên sông Sài Gòn quá chậm, việc cấp phép và đầu tư xây dựng cùng lúc nhiều bến container tại khu vực này đã gây nên tình trạng dư thừa công suất ngắn hạn.

Nhằm kêu gọi tư nhân đầu tư mạnh hơn vào cảng biển, một số giải pháp đã được đưa ra tại Hội thảo: tạo ra cơ quan có thẩm quyền với đủ năng lực thực hiện các cam kết trong hợp đồng PPP cảng biển, đổi mới mô hình quản lý cảng biển, thành lập cơ quan quản lý cảng biển theo mô hình Chính quyền cảng, xây dựng khung pháp lý và chính sách kêu gọi đầu tư rõ ràng hơn đối với hình thức PPP.

Việt Nam hiện có 49 cảng biển, trong đó có 9 cảng dầu khí ngoài khơi. Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2020, Việt Nam cần tập trung xây cảng nước sâu như cảng quốc tế Vân Phong, cảng cửa ngõ tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu... phát triển cảng biển huyện đảo, nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền...

Quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Việt Nam có 6 nhóm cảng biển theo vùng lãnh thổ. Quy mô chức năng gồm: cảng tổng hợp quốc gia, cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế, cảng đầu mối khu vực, cảng địa phương, cảng chuyên dùng.

 

kiên cường Vnexpress