Cận cảnh sinh vật tuyệt đẹp mang tên sát thủ
Với vẻ ngoài tuyệt đẹp nhưng những loài sinh vật này lại là những sát thủ ghê gớm có thể tiêu diệt kẻ thù một cách nhanh chóng.
Bạch tuộc đốm xanh
Đây là một loài bạch tuộc rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả bóng chơi golf. Trên cơ thể của loài bạch tuộc này còn có những đốm màu xanh đen rất đẹp trông như hình chiếc nhẫn. Điều khủng khiếp là ở chỗ chất độc của nó thuộc loại vô phương cứu chữa mà nếu ai vô tình bị nó cắn thì sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút.
Lượng chất độc chứa trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng một lúc. Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia.
Irukandji
Với vẻ đẹp trong suốt và được mệnh danh là “kẻ giết người nhỏ bé”. Chỉ có kích thước 1cm3, nhưng loài sứa trong nay có chứa trong mình một loại chất độc nặng hơn 100 lần so với nọc độc của rắn hổ mang.
Rắn Coral
Loài rắn Coral thường sinh sống ở vùng sa mạc Sonoran, Mexico và vùng Nam Mỹ. Chúng có họ hàng với loài rắn hổ mang, nhưng có hình dạng rất khác biệt. Chúng có màu sắc khá sặc sỡ và kích thước rất nhỏ, thường chỉ dài khoảng 50cm. Mặc dù loài rắn Coral ít khi chủ động tấn công mà thường chỉ dùng nọc độc để tự vệ, tuy nhiên nọc độc của loài rắn này có thể làm tê liệt hệ thần kinh trung ương của bạn trong khoảng thời gian vài phút.
Cá Poecilia Recticulata
Cá bảy màu có tên khoa học là Poecilia Recticulata. Được tìm thấy vào năm 1859, chúng được du nhập sang Âu châu năm 1861 và từ đó phát tán đi khắp nơi trên thế giới.
Cá bảy màu là loại cá rất nhỏ (con đực chỉ 2 - 3 cm, con cái khoảng 4 cm) nhưng chúng là loài sinh sản rất nhanh. Trong điều kiện sống thích hợp, chỉ với 1 cặp bảy màu ban đầu, sau một năm đã là hàng trăm ngàn con.
Loại cá này ăn tất cả các loại thủy thực vật và động vật (rong, tảo, moina...) dẫn đến không còn thức ăn cho các loại cá khác.
Bên cạnh đó, theo kết quả của một phân tích hóa học mới, cá bảy màu được đặt vào vị trí cao trong chuỗi thức ăn, thậm chí còn đứng trên cả cá mập.
Điều đó khiến cho loài cá này vô tình trở thành loài nguy hiểm, thậm chí hơn cả hổ và cá mập.
Rắn mũi dài (Long nosed vine snake)
Cũng là một loài có nguồn gốc Đông Nam Á, rắn mũi dài là một loài ăn thịt sống trên cây. Tuy nhiên, không giống những con rắn khác, mắt chúng cực tinh, cho phép chúng tấn công con mồi với độ chính xác tuyệt vời. Đôi mắt của chúng cũng khác thường trông tựa như một lỗ khoá, đồng tử nằm ngang.
Nhờ màu sắc hoà lẫn được vào đám lá cây (kể cả chiếc lưỡi cũng xanh lá cây), nên cả con mồi lẫn các loài săn mồi đều khó phát hiện ra chúng. Chúng rất nhẹ nên di chuyển nhanh chóng qua các tán lá, thậm chí chỉ một nửa thân bám vào cây chúng cũng không rơi! Chúng ăn chủ yếu thằn lằn và ếch nhái, và mặc dù có nọc độc, chúng không đe dọa nghiêm trọng đối với con người. Khi bị chúng cắn chỉ hơi đau trong vài ngày.
Ếch phi tiêu
Đây là một trong những loài vật sặc sỡ nhất trong tự nhiên, giúp chúng cảnh báo và xua đuổi kẻ thù. Loài ếch này có chiều dài chỉ khoảng 5 cm và thường có màu xanh, đỏ và vàng, trong đó ếch phi tiêu vàng là loài độc nhất. Chất độc trong người một con ếch phi tiêu vàng đủ để giết chết 10 người đàn ông trưởng thành. Các bộ lạc thường lấy chất độc trong da loài ếch này và tẩm vào phi tiêu, cũng vì thế mà chúng được đặt tên là ếch phi tiêu.