Cận cảnh trang trại nuôi cá tầm triệu đô ở Việt Nam
Để cho chất lượng trứng hoàn hảo, những con cá tầm được nuôi từ 5-10 tuổi, được siêu âm và lấy trứng theo một quy trình khép kín.
Các vùng lòng hồ ở Việt Nam có điều kiện lý tưởng để nuôi loài cá này như như Đami – Bình Thuận, Buôn Tua Srah – Đắc Lắc, Cấm Sơn – Bắc Giang, Vĩnh Sơn – Bình Định...
Yêu cầu khắt khe nhất của giống cá này là nhiệt độ nước, bởi nếu nuôi trong môi trường quá nóng, cá khó phát triển, dễ mắc dịch bệnh.
Cá tầm giống được ươm thả trong khu vực riêng để đảm bảo quá trình sinh trưởng ban đầu. Trước đây cá giống được dùng nguồn trứng thụ tinh từ các nước như Nga, Đức... Ngày nay, một số công ty Việt Nam đã sản xuất thành công giống cá này.
Những chú cá tầm Nga có màu vàng rất bắt mắt và mũi dài, tù đặc trưng.
Thức ăn của cá tầm là các loại cá nhỏ như cá nục và cá mòi, gần giống hệt thức ăn tự nhiên của chúng...
... và thường được xắt thành miếng, cho ăn vào đêm, từ 19h đến 4h sáng.
Cận cảnh trang trại nuôi cá tầm triệu đô ở Việt Nam 8
Ngoài ra, cá tầm cũng được cho ăn trùn quế, trùn hương, tô, tép nhỏ... Thông thường, cá nhỏ dưới 1kg được ăn chế độ 4 bữa một ngày, cá lớn chỉ ăn 2 bữa.
Cá tầm được 10 tuổi bắt đầu cho trứng.
Cá cái được siêu âm trước khi mổ lấy trứng.
Sau đó cá được mổ lấy trứng bằng phương pháp rạch bụng. Trứng sau khi lấy được chế biến theo 2 phương thức: muối truyền thống và muối nhiệt. Muối được sử dụng là muối mỏ nguyên chất Himalaya với tỷ lệ rất thấp (dưới 3,5%), không cho thêm bất kỳ chất bảo quản nào, nhằm đảm bảo độ tươi nguyên và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đắt giá nhất là trứng của những chú cá tầm bạch tạng. Mỗi kg trứng cá tầm muối loại này có thể đạt mức giá lên tới 1,8 tỷ đồng.