Châu Á: Dịch bệnh trên tôm nuôi gây thiệt hại hàng triệu đô la
Trong vài năm trở lại đây, các bệnh trên tôm nuôi như bệnh đốm trắng và bệnh AHPND đã gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi tôm trên khắp Châu Á. Phát biểu tại Hội nghị Nuôi trồng thủy sản Châu Âu 2016, diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23/9, tại Edinburgh, Scotland, Tiến sĩ Andy Sinn, thuộc Tập đoàn Fish Vet, đã cố gắng chỉ ra những tổn thất kinh tế thực sự của các hộ nuôi tôm.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản giáp xác tại Châu Á được kỳ vọng sẽ đạt 5,08 triệu tấn vào năm 2016, tăng trưởng 5,46%. Mặc dù tăng sản lượng nhưng mức tăng trưởng thất thường và bị phá vỡ bởi dịch bệnh, gây ra những thiệt hại kinh tế khổng lồ cho các quốc gia.
Trong ba năm qua, nhiều quốc gia đã báo cáo về bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh vi bào tử trùng (EHP) và bệnh đốm trắng (EHP) trên tôm nuôi. Tại Thái Lan, sản lượng tôm thẻ chân trắng hoàn toàn sụt giảm do sự bùng phát của bệnh AHPND. Sản lượng tôm rơi từ 10,6/ha vào năm 2010 xuống còn 4,13 tấn/ha năm 2013. Cùng với các thiệt hại kinh tế, dịch bệnh trên tôm cũng khiến 100.000 việc làm bị mất.
Qua xem xét sản lượng hiện tại và dự kiến sản lượng tương lai, tiến sĩ Shinn ước tính thiệt hại kinh tế do bệnh AHPND gây ra cho Thái Lan từ năm 2011 đến nay là khoảng 38 triệu đôla.
Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, năm 2015 bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng gây thiệt hại 8,9 triệu đôla và trên tôm sú là 1,8 triệu đôla. Đồng thời, bệnh đốm trắng gây thiệt hại trên sản lượng tôm thẻ chân trắng là 5,6 triệu đôla và 2,3 triệu đôla trên tôm sú.
EHP, một bệnh do ký sinh trùng microsporidian, được mô tả trên tôm lần đầu năm 2009, bị hạn chế bởi heptopancreas, bệnh này không gây ra tỷ lệ tử vong quá mức nhưng gây còi cọc chậm tăng trưởng. Do vậy giá trị của tôm sụt giảm bởi nông dân phải bán chúng khi kích thước còn nhỏ.
Tại Thái Lan, thiệt hại do bệnh EHP được dự báo ở mức 76,4 triệu đôla, mặc dù Tiến sĩ Shinn đã lưu ý rằng hiện tại dữ liệu sẵn có là ít, do vậy con số có thể thay đổi khi nhiều dữ liệu trở nên sẵn có hơn.
Để ngăn chặn dịch bệnh trên nông trại của mình, Tiến sĩ Shinn khuyến cáo người dân thực hành an toàn sinh học nghiêm ngặt. “Hãy chắc rằng bạn kiểm tra sức khỏe tôm bố mẹ và chỉ mua con giống và thức ăn đủ phẩm chất”, Tiến sĩ khuyến nghị và kết luận: “Việc kiểm tra chất lượng nước ao nuôi thường xuyên và giữ cho đáy ao sạch cũng quan trọng”.