Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh
Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học không độc hại
Men vi sinh vật xử lý nước thải
Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng như là chất thúc đẩy tăng trưởng về dinh dưỡng, chất kích thích miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, có thể xem như là một phương thức dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Một số loài men vi sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi thủy sản, bao gồm Lactobacillus, Enterococcus, Bacillus, Aeromonas, Alteromonas, Arthrobacter, Bifidobacterium, Clostridium, Microbacterium, Paenibacillus, Phaeobacter, Pseudoalteromonas, Pseudomonas, Rhodosporidium, Roseobacter, Streptomyces, Vibrio.
Vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn chuyển hóa chất hữu cơ và ion vô cơ thành bùn trong quá trình sinh trưởng của nó:
- Quá trình đồng hóa: là quá trình tổng hợp các nguyên liệu trong tế bào thành các chất đặc trưng của tế bào đồng thời tích lũy năng lượng trong các chất đó.
- Quá trình dị hóa: là quá trình phân hủy các chất đặc trưng của tế bào thành các sản phẩm phân hủy và giải phóng năng lượng.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (hay còn gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh) là phương pháp xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là sinh vật hoại sinh có trong nước thải.
Vi sinh vật có trong nước thải sẽ liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ bằng cách duy nhất là tổng hợp thành tế bào mới. Vi sinh vật có thể hấp thụ lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào. Khi hấp thụ xong, nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì khả năng hấp thụ sẽ về 0. Một phần chất hữu cơ thấp thụ được dành cho việc kiến tạo tế bào. Một phần chất hữu cơ được oxy hóa để tạo năng lượng cung cấp cho việc tổng hợp.
Cơ chế hoạt động
Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa, các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh vật. Quá trình xử lý nước thải chính là quá trình vi sinh vật thu gom các chất bẩn từ nước thải để chuyển hóa chúng. Quá trình này gồm 3 giai đoạn:
Di chuyển các chất gây ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của tế bào vi sinh vật do khuếch tán đối lưu và phân tử.
Nhờ tác động của enzym ngoại bào của vi sinh vật, các chất ô nhiễm được phân cắt và khuếch tán vào bên trong màng tế bào do sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài tế bào.
Quá trình chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật đã sản sinh năng lượng và tổng hợp nên các chất mới của tế bào, giúp cho các tế bào sinh trưởng. Quá trình chuyển hóa này có quan hệ rất chặt chẽ với nhau trong tế bào và đó chính là quá trình xử lý nước thải.
Khi môi trường không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp, các tế bào phải sử dụng các chất dự trữ trong tế bào. Đây là quá trình tự oxy hóa.
Một loại vi sinh vật khác, đó là các vi sinh vật tự dưỡng, sẽ tự dưỡng khí NH3 và CO2 sinh ra như là nguồn dinh dưỡng để tạo nên sinh khối tế bào của chúng.
Từ các phản ứng trên thấy rõ sự chuyển hóa hóa học là nguồn năng lượng cần thiết cho các vi sinh vật.
Vi sinh vật tiết ra hợp chất ức chế chống lại vi khuẩn gây bệnh
Nhiều dòng vi khuẩn có khả năng kìm hãm được các mần bệnh trong NTTS. Chúng có thể tiết vào môi trường xung quanh chúng những chất có tính sát khuẩn hoặc kìm khuẩn đối với quần thể vi sinh khác.
Ngoài ra, chúng còn cạnh tranh dinh dưỡng và năng lượng với vi khuẩn có hại. Cạnh tranh nơi cư trú với vi khuẩn có hại.
Một số dòng vi khuẩn có khả năng tiêu diệt một số loài tỏ, đặc biệt là tảo gây ra thủy triều đỏ. Những dòng vi khuẩn này có thể không tốt đối với ương ấu trùng bằng nước xanh, nhưng nó sẽ có lợi khi tảo phát triển quá mức trong ao nuôi.
Vì vậy, để hạn chế việc lạm dụng nhiều hóa chất trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay. Việc tuyên truyền người nuôi nên thay thế bằng cách sử dụng men vi sinh là một điều rất quan trọng. Men vi sinh an toàn hiệu quả cao, giúp tôm sinh trưởng ổn định và đạt chất lượng tôm thương phẩm.