CP"s McIntosh: Ngành tôm cần tập trung vào "tăng cường tính bền vững"
Robins McIntosh, phó chủ tịch cấp cao Charoen Pokphand Group, Thái Lan, kêu gọi các nước sản xuất tôm ít nhất nên tập trung vào năng suất.
Với nguồn tài nguyên phong phú, McIntosh vừa có cuộc phát biểu về ngành công nghiệp tại hội nghị TARS ở Phuket, Thái Lan, ông nhấn mạnh ngành công nghiệp cần "tăng cường tính bền vững", một khái niệm của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới ban hành.
"Nguồn tài nguyên của chúng tôi đang dần thất thoát, do đó chúng tôi phải sản xuất nhiều tôm hơn", McIntosh cho biết.
"Điều này có nghĩa là sử dụng hiệu quả đất, nước, năng lượng và protein tương ứng cùng với giảm thiểu về tác động tiêu cực đến hành tinh của chúng ta".
Nhà điều hành Mỹ - người làm việc với Tập đoàn CP, chủ sở hữu Charoen Pokphand Foods từ năm 2002 cho rằng, nhu cầu lương thực ngày càng tăng trên toàn cầu thúc đẩy ngành công nghiệp tôm cần có truy xuất nguồn gốc để đảm bảo tính minh bạch hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
"Quan hệ đối tác này là tương lai giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, ở đâu có sự tin tưởng sẽ thành công. Mọi người muốn biết về thực phẩm của họ", ông chia sẻ.
"Người dùng cần biết tôm là nguồn thực phẩm lành mạnh và an toàn, được sản xuất trong môi trường lao động công bằng và không dẫn đến sự suy thoái của môi trường".
Tiến về phía trước, nhưng dịch bệnh vẫn còn là nguồn gốc của sự xung đột
Theo McIntosh, chủ đề chính là phòng ngừa và kiểm soát bệnh trên tôm như hoại tử gan tụy cấp tính (APHND), hay còn được gọi là hội chứng chết sớm (EMS), và bệnh do ký sinh trùng enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
McIntosh bổ sung, “chúng ta đang học cách ứng phó với APHND và EHP, chúng sản sinh bào tử gần như không thể phá hủy”.
“Đây là những bệnh mà chúng tôi không thể kiểm soát hoàn toàn”, ông nói. “Vì vậy, chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của công nghệ nuôi và hệ thống quản lý mới. Toàn cầu hóa làm cho bệnh thậm chí còn quan trọng hơn trong việc giữ kỷ luật để kiểm soát chặt chẽ, nhưng không loại trừ biến động về trữ lượng”, McIntosh nói thêm.
"Chúng ta không thể tiếp tục khai thác nguồn tài nguyên protein biển trong tự nhiên để biến thành protein tôm. Protein thay thế cần cẩn trọng ở khâu sản xuất và bảo quản, nơi chúng được bổ sung vào chế độ ăn cho tôm trong tương lai”.
Tuy nhiên, ông thừa nhận, mối liên kết lỏng lẻo vẫn đến từ người nuôi từ việc chọn giống nuôi sạch bệnh (SPF), miễn nhiễm với hầu hết các bệnh do virus hoặc giống kháng bệnh (SPR), trong đó đề cập đến một đặc tính di truyền kháng một tác nhân gây bệnh cụ thể.
“Trên thực tế, người nuôi muốn cả 2, hoặc không chỉ là một hay khác hơn”, ông cho rằng quan niệm sai lầm phổ biến là “kháng bệnh hoặc đúng sai, bạn không thể có sự tăng trưởng”.
“Ngày nay có những mâu thuẫn trong ngành công nghiệp tôm. Một số người cho rằng chúng ta nên quay trở về thời nuôi tôm mật độ thấp, sử dụng tôm SPR; trong khi những người khác cho rằng chúng ta phải tiến về phía trước với sản xuất cao hơn, hiệu suất tốt hơn, sử dụng nhiều phương cách cải thiện tôm sạch bệnh”.
Theo McIntosh, ông nhận thấy có công ty CP Foods đạt lợi nhuận tăng vọt 35% trong quý 2 năm 2016, một phần do sự phục hồi tiếp tục từ những ảnh hưởng của EMS trên đơn vị tôm, công nghệ nuôi mới này sẽ đóng một vai trò lớn về tôm nuôi trong tương lai.
“Gia tăng sản lượng được thực hiện thông qua việc áp dụng hệ thống vào công nghệ nuôi mới giúp kiểm soát môi trường chặt chẽ, sử dụng ít nước hơn và sản xuất tôm với đầu vào ít/tôm nhiều hơn”, ông nói.
Người nuôi cũng cần phải “thông thạo trong các khoa học về sinh thái vi khuẩn như việc quản lý tảo nở hoa”. Cùng với đó là an toàn sinh học.
“Người nuôi sẽ hiểu được an toàn sinh học là hơn loại trừ mầm bệnh, nhưng cũng có thể được hiểu là chỉ là hiệu quả khi áp dụng để hạn chế các tác nhân gây bệnh đến bệnh bùng phát”.
Nguồn tôm giống mới có khả năng lớn nhanh và phát triển trong nhanh chóng trong cùng một thời gian và lướt qua bệnh, công đoạn này có thể trở thành hiện thực thông qua sự kết hợp của công nghệ sinh học và chọn giống “cổ điển”.
“Thời gian tới nguồn giống sẽ được làm giảm protein biển và dầu, nhưng cung cấp chất dinh dưỡng hiệu quả với chi phí cho việc cung cấp năng lượng vào nguồn giống tôm mới giúp nâng cao hiệu suất tôm nuôi tối ưu và quan trọng không kém, sản xuất tôm có giá trị thực phẩm dinh dưỡng cao”, McIntosh bổ sung.
“Ngày xưa” có trở lại?
Các kỳ hạn tổng thể của McIntosh khá tích cực.
Phản ánh năm 2013, khi sản xuất ở Thái Lan chạm đáy dưới bàn tay của EMS, ông nhận thấy người nuôi tôm chối bỏ việc nuôi trồng, những người không muốn đối mặt với những thách thức đầu vào.
“Ban đầu, nông dân ở Thái Lan giống như bị vùi đầu trong cát”, McIntosh nhìn nhận đây là thời điểm đen tối nhất của cuộc khủng hoảng, ông cũng dự tính rời khỏi ngành công nghiệp. “Nhưng bây giờ họ đang suy nghĩ về sự thay đổi”.
Trong khi một số quan niệm sai lầm vẫn còn rất nhiều, “tôm thẻ không thể tăng trưởng như tôm sú”, McIntosh cho biết xu thế đã bắt đầu thả nuôi mà không có giải pháp hữu hiệu giải quyết dịch bệnh phức tạp như EMS/APHND.
Ông cũng kêu gọi người nuôi tìm giải pháp ứng phó để điều trị nhanh chóng, đồng thời theo dõi chặt chẽ, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và probiotic.
“Chỉ nói không”, ông nói. “Không có cơ sở khoa học cho các phương pháp điều trị. Chúng tôi không thể rơi vào thói quen cũ và có bị từ chối sản phẩm ngày càng tăng”.
"Những gì chúng ta cần làm là giảm số lượng vi khuẩn trong ao, giảm theo tự nhiên. Chúng tôi khá hài lòng với kết quả và bây giờ đang nhận được kết quả tốt hơn. Tôi có thể thấy trình độ ngày càng được nâng cao kèm trình độ sản xuất cải thiện so với trước đây”.
Một kỹ thuật được sử dụng bởi CP Foods, ông lý giải là do cơ chế bùng phát trong ao, 1 phương thức loại bỏ bùn thải trong ao tôm, thức ăn thừa càng nhanh càng tốt. "Giống như cách hoạt động trong toilet”, McIntosh nói.
Kết lại câu chuyện, giám đốc điều hành kêu gọi và mô tả mục tiêu “thông thường mới”, được xác định bởi “tôm mang lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp và giá cả phải chăng cho người tiêu dùng”.