Đi săn trùn chỉ
Hơn 3 năm nay, tại khu vực tổ 16, ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú (An Giang), hàng chục lều bạc của những ngư dân ở Cần Thơ đến đây dựng lều săn trùn chỉ.
Lúc đầu chỉ có vài hộ, song thấy nghề này dễ kiếm tiền, rũ dòng họ và chòm xóm lên cư trú cùng hành nghề giờ có hơn 20 hộ, với 30 người sống bằng nghề độc nhất vô nhị này.
Một ngày đi đãi trùn chỉ
5 giờ; 7 giờ và 13 giờ đây là những thời khắc sôi động nhất của người dân đãi trùn chỉ, nhiều phụ nữ cùng nam giới lái xe hon da phía sau chở nào là vợt, 4 cái thau nhựa, bao ni lon chạy tìm các hầm cá thải nước ra cống, mương hoặc ra sông để đãi trùn chỉ. Chị Thạch Thị Mỹ Dung thố lộ: Trước gia đình chị đi săn trùn chỉ ở quê nhà do nhiều người làm nên trùn ít. Biết ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú nhiều ao hầm nuôi cá nên 8 anh em của chị mang cả gia đình đến đây dựng tạm căn lều đi săn trùn chỉ.
Nhìn ra bờ sông chị chỉ cái hầm đó nước thảy ra sông chắc chắn là có trùn chỉ (hay còn gọi là giun nước). Thấy chúng tôi còn ngơ ngác chị tiếp lời con giun nước có thân rất mãnh, dài khoảng vài centimets, đường kính thân hình ít khi hơn 1 milimet, mang màu hồng thường được thấy từng cụm rất dầy, giun nước thích sống ở vùng nước dơ hay đầm lầy, ao hồ nước đọng. Tại những nơi mà nhiệt độ thường ô nhiễm, trùn chỉ là món ăn “khoái khẩu” của cá cảnh hay cá giống như: Cá chình, cá thác lác cờm.. hay làm mồi câu cá là đệ nhất không thua gì sâu rồng (cung quăng đỏ).
Cùng đi với anh Thanh rong ruổi theo các ao hầm ở Vĩnh Thạnh Trung. Phiá trước có đặt ống bơm ra rạch mương Khai Lắp. Anh Thanh phân bua người ta bơm nước ra ở đó chắc có nhiều trùn. Nói rồi anh cho xe dừng lại, cùng với bộ đồ nghề nhảy xuống dòng nước đục ngầu. Anh đưa vợt đãi qua lại, một hơi đưa lên nào là rác và có nhiều sợi màu đỏ nằm dài như 1 thảm rêu. Anh giải thích đây là trùn chỉ. Hôm nay, trúng mánh, mỗi vợt 300gram- 400 gram trùn. 10 giờ, 4 thau nhựa đã đầy ắp, ngay lập tức anh đỗ vào bao nilon chở về sụt khí ôxy.
Gần 1 tháng nay, chỉ có hôm nay là thắng lớn, chiều nay 13 giờ tôi sẽ tiếp tục. Tất cả trùn được rộng lại trong bọc nilon sụt khí ô xy rộng lại 3 ngày gởi xe khách cân cho bạn hàng ở Cần Thơ, nữa tháng hoặc 1 tháng mình tính tiền một lần. Một đặc điểm nữa là, thợ săn trùn ở đây bán "sản phẩm" độc quyền cho "một lái" chứ không được bán cho "lái" khác hay bán trôi nổi. Anh Thanh thố lộ.
Xóa nợ nhờ trùn chỉ
Quê ở tận Kiên Giang, cưới vợ ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, anh Hà Văn Thể, sinh năm 1964 vừa lao đao vì đánh bắt cá biển chẳn thịnh, thua lỗ phải bán ghe nhưng nợ vẫn còn hơn 20 triệu đồng, vợ chồng chỉ dám sinh 1 đứa con. Thế là vợ chồng anh về sống quê vợ. Làm thuê mướn nhưng vẫn không đủ ăn. Ở xóm nhiều người làm nghề đãi trùn chỉ, bộ đồ nghề là 2 cây vợt, 4 cái thau nhựa. Anh tập tành theo anh em bên vợ săn trùn chỉ. Hơn 10 năm sống bằng nghề này, giờ đứa con trai duy nhất của anh 19 tuổi cũng có thâm niên trong nghề cũng phân nữa với anh. Mỗi ngày, 2 cha con săn trùn chỉ ít nhất 20 kg, thắng lớn 60 kg, thỉnh thoảng cũng không bắt được con nào. Cứ 1kg bán được 25.000 đồng, trừ chi phí xăng xe, ăn uống cũng còn mỗi ngày 150.000 đồng đến hơn 200.000 đồng. Không riêng gì tôi mà anh em đi săn trùn đều có thu nhập như thế”.
Anh Thể tâm sự: “Săn trùn chỉ so với làm thuê thì đỡ hơn rất nhiều ngày nào cũng có việc làm và thu nhập cũng ổn định nên giờ tôi đã trả dứt nợ, xây được căn nhà cắp 4, mỗi tháng gởi về quê nuôi mẹ già 1 triệu đồng. Tết năm nay, tôi sắm thêm chiếc xe hon da nữa cho thằng con đi hành nghề săn trùn cho tiện, đi xa săn trùn sẽ nhiều hơn.
Dễ kiếm tiền nhưng thanh niên không làm
Anh Út Đức người dân ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thạnh Trung thố lộ: “Gia đình tôi bán tạp hóa, quanh nhà có mãnh đất trống, tôi cho cư dân ở tạm trên phần đất của mình. Cứ từ tháng 2 đến tháng 10, mùa đánh bắt trùn chỉ sôi động nhất. những tháng này chỉ còn lại vài lều. Phần đất tôi cho ở cả thảy 10 hộ, rồi dài theo xóm cũng vài chục hộ. Giờ qua mùa, chỉ còn lại gần 10 hộ bám trụ lại đãi trùn. Cái nghề vất vả, cực khổ này cũng có 3 chị phụ nữ làm. Có lẽ vì miếng cơm nên các chị không ngại công việc này. Chứ thông thường chồng đi săn, vợ ở nhà cơm nước, gở trùn chỉ từ những thau rác, sình bùn trùn chỉ nằm dài dính lại dề dề, rồi các chị cho vào tấm bạc nilon rộng nước hơn 2 tấc. Cứ 3 giờ đồng hồ thay nước một lần, ba ngày bán.
Theo ông ông Hồng, người dân ở đây cho biết: Cái nghề đãi trùn chỉ dễ kiếm tiền nhưng làm những chỗ sình lầy, phải lặn những chỗ nguồn nước ô nhiễm, bị thẹo là chuyện thường tình, quá vất vả, hạ bạc. Khi làm ra sản phẩm bán cho thương lái ở tận Cần Thơ. Vì những lý do đó thanh niên ở đây thà bỏ quê đi Bình Dương làm công nhân. Chứ nhất định không chịu đi săn trùn chỉ.