Điều trị ký sinh trùng trên cá với cây hồ tiêu hoang
Tinh dầu của cây hồ tiêu hoang (Piper aduncum), một loài thực vật bản địa của Amazon, có hiệu quả hơn 76% trong việc kiểm soát ký sinh trùng.
Rất nhiều loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) có chứa tinh dầu nên đã được trồng để dùng làm gia vị, làm chất kích thích và làm thuốc trong y học dân gian. Nhiều bộ phận của các loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) đều có thể được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia có sự khác nhau về loài và bộ phận được sử dụng của cùng một loài. Piper aduncum là một loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Amazon. Thành phần chính của hồ tiêu Piper aduncum là dilapiol (một chất có tác dụng chống nhiễm trùng và chống ký sinh trùng)
Tinh dầu đã được coi là một phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản, vì chúng ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn so với thuốc thủy sản. Tinh dầu thảo dược đem lại lợi ích cho nuôi trồng thủy sản khi được sử dụng đúng cách.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng tinh dầu mà chúng được ứng dụng các phương pháp khác nhau, như phương pháp tắm (hoạt tính gây mê và kiểm soát một số ký sinh trùng), phương pháp cho ăn, khi bổ sung tinh dầu vào trong chế độ ăn của cá (tác dụng kích thích miễn dịch hay trong các thử nghiệm thử thách với vi khuẩn)...
Tinh dầu cây tiêu P. aduncum đã được ứng dụng trong nuôi cá: Như một chất gây mê, kích thích miễn dịch, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng.
Tinh dầu của P. aduncum đã được sử dụng để điều trị bệnh cho cá Queizoz và cộng sự 2012 đã cho thấy chiết xuất từ lá P. aduncum có tác dụng tẩy giun sán chống lại ký sinh trùng. Nghiên cứu của Chagas và cộng sự 2021 cũng cho thấy tinh dầu cây này cho thấy 100% hiệu quả tẩy ký sinh trùng trong ống nghiệm trong 24 giờ.
Corral và cộng sự 2018 cũng cho thấy thức ăn có chứa lên tới 64mL tinh dầu lá tiêu P. aduncum/kg thức ăn có thể được áp dụng để kiểm soát giun tròn Hysterothylacium sp trên cá rồng pirarucu vị thành niên. Ảnh: Internet.
Jonsson và cộng sự 2121 đã đánh giá rủi ro sinh thái của tinh dầu cây tiêu P.aduncum. Sau khi phân tích thành phần hóa học hàm lượng 75,5% của dilapiol trong tinh dầu, nồng độ rủi ro của tinh dầu này được xác định bằng cách sử dụng 5 sinh vật không phải mục tiêu: một loài vi tảo (Raphidocelis subcapitata), hạt rau diếp (Lactuca sativa L.), một loài giun (Panagrolaimus sp.) và hai loài động vật giáp xác (Daphnia magna và Artemia salina).
Các nhà nghiên cứu cũng xác định các thông số an toàn để việc sử dụng chúng không ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước khác. Nồng độ an toàn nhất được khuyến nghị để sử dụng dầu trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, mà không ảnh hưởng đến hệ sinh vật cùng tồn tại là 0,09 mg mỗi lít.
Những kết quả này cho thấy tiềm năng trị ký sinh trùng trên cá với cây hồ tiêu hoang P.aduncum và để ứng dụng được trong thực tiễn cần có thêm nhiều nghiên cứu về mục đich sử dụng, nồng độ cho từng loài cụ thể.