TIN THỦY SẢN

Độ mặn ảnh hưởng cá tra như thế nào?

Cá tra (Pangasionodon hypophthalmus). Ảnh: ahaber Hồng Huyền

Khi độ mặn gia tăng hay kéo dài thời gian tiếp xúc sẽ dẫn đến sự bất thường về mô học của mang, gan và thận; điều này tác động đến quá trình hô hấp, hấp thụ, bài tiết, điều hòa thẩm thấu và tuần hoàn máu.

Cá tra giống có khối lượng trung bình 14,99 g được nuôi trong môi trường nước có độ mặn 4, 8 và 12 ppt (phần ngàn) và thời gian phơi nhiễm với độ mặn ở 7, 14, 28 và 56 ngày. Đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn đến cấu trúc tế bào của mang, gan và thận thông qua các thay đổi mô bệnh học bán định lượng đã được nghiên cứu như được mô tả bởi Mishra và Mohanty (2008). Cụ thể, các tiêu bản mô bệnh học được chọn ngẫu nhiên để kiểm tra thay đổi cấu trúc tế bào. Tỷ lệ phân loại đánh giá là không có bất thường (-, 0%), bất thường nhẹ (+, <10%), trung bình bất thường (++, 10–50%) và bất thường nghiêm trọng (+++, >50%).

Khi cá tra giống tiếp xúc với độ mặn và thời gian tăng dần có những biểu hiện bất thường về về hành vi, bao gồm kiểu bơi, lượng thức ăn, chuyển động hô hấp của mang và co giật tăng cường; đặc biệt là thay đổi nghiêm trọng ở độ mặn cao hơn (12 ppt) vào ngày thứ 56. 

Khi quan sát tiêu bản mô bệnh học mang cá tra tiếp xúc với các độ mặn và thời gian phơi nhiễm khác nhau. Cụ thể, mang cá cho thấy một số bất thường phổ biến như tế bào trụ, tế bào biểu mô, phiến mang sơ cấp và phiến mang thứ; chẳng hạn như giãn mạch ở đầu các phiến mang thứ cấp (T), hoại tử biểu mô (N), sự hợp nhất của một số phiến thứ cấp (F), nâng biểu mô phiến (L) và phì đại tế bào clorua (HC) tỷ lệ thuận với sự gia tăng số ngày tiếp xúc và nồng độ muối. Tuy nhiên, không có thay đổi mô bệnh học nào được phát hiện có độ mặn lên đến 4 ppt trong mang cá ngoại trừ tế bào clorua, nhưng các thay đổi nhẹ (<10%) xảy ra ở độ mặn 8 ppt, trong khi các bất thường được quan sát thấy ở 12 ppt.


Những thay đổi mô bệnh học ở mang của cá tra tiếp xúc với các độ mặn khác nhau.

Sự thay đổi ở mô bệnh học của gan tương tự như ở mang. Cụ thể, đối với nhóm cá đối chứng không có bất thường nào được phát hiện ở gan. Tuy nhiên, các bất thường về gan tăng lên khi nồng độ muối tăng lên và ngày tiếp xúc. Một số bất thường về mô bệnh học đã được quan sát, bao gồm các trung tâm melano-đại thực bào (MMC), thoái hóa loang lổ (PD), tuyến tụy (P) và tắc nghẽn máu (BC), hoại tử (N), không bào (V) và phì đại nhân (HN). Ở thời gian 56 ngày, cấu trúc mô ở mức độ nhẹ (<10%) bị thay đổi ở 8 ppt, trong khi mức độ nghiêm trọng tăng lên sau 14 ngày tiếp xúc với độ mặn 12 ppt.


Mặc dù không có bất thường nào ở mẫu mô bệnh học của thận được phát hiện sau 7 ngày tiếp xúc. Tuy nhiên, có một số bất thường bao gồm không bào (V), trung tâm tế bào hắc tố (MMC), thoái hóa ống thận (DG), xuất huyết (H), nang Bowman mở rộng, tế bào hoại tử trong mô tạo máu (N), tăng không gian giữa các cầu thận (G), tăng đường kính của ống thận (RT), giãn nở cầu thận (GE) và sự giãn nở của không gian Bowman (BC) tăng lên cùng với sự gia tăng của nồng độ muối cùng với số ngày tiếp xúc. Sau 56 ngày tiếp xúc với độ mặn 8 ppt, các thay đổi nhẹ (<10%) đã được quan sát thấy, trong khi mức độ nghiêm trọng là đáng chú ý vào ngày thứ 28 ở độ mặn 12 ppt. 


Những thay đổi về hành vi và mô bệnh học chứng tỏ rằng độ mặn xâm nhập cao hơn đã ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan và các hoạt động sinh lý của cá tra, cản trở sự tăng trưởng, sự sống và sinh sản. Nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan giữa các bất thường về mô học và tiếp xúc với độ mặn và phản ánh áp lực môi trường đối với cá tra trong vấn đề xâm nhập mặn của biến đổi khí hậu. 

Nguồn: Hossain, F., Islam, S. M., Islam, M. S., & Shahjahan, M. (2022). Behavioral and histo-pathological indices of striped catfish (Pangasionodon hypophthalmus) exposed to different salinities. Aquaculture Reports, 23, 101038.

Hồng Huyền