TIN THỦY SẢN

Dự trữ thực phẩm ngày tết, chọn hải sản phù hợp

Chọn hải sản trữ tết phù hợp Hòa Thy

Trong những ngày cận tết, nhu cầu thực phẩm tăng cao để phục vụ nhưng mâm cơm cúng gia tiên, gia đình sum vầy. Vì vậy, giá cả sẽ cao hơn so với ngày thường. Đặc biệt, các loại hải sản lại nằm trong phân khúc giá cao, không hề dễ mua được trong những ngày tết.

Vậy, nên chọn mua những loại hải sản nào phù hợp và dự trữ ra sao. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tép Bạc để có được những thông tin bổ ích nhé!.

Những loại hải sản nên dự trữ trong ngày tết

Tôm

Tôm là loại hải sản được ăn phổ biến trong những ngày tết. Bạn có thể sử dụng loại hải sản này để chế biến thành nhiều món thơm ngon. Một số loại tôm bạn nên mua như: Tôm sú, tôm thẻ, tôm đất,...

Nên chọn tôm sú, tôm thẻ hoặc tôm đất vì những loại tôm này có kích thước vừa phải, thịt chắc và ngọt. Tránh chọn những con tôm quá to hoặc quá nhỏ vì những con tôm này thường không ngon.

Nên chọn những con tôm có vỏ bóng, màu sáng và phần thịt dính chặt vào vỏ. Tránh chọn những con tôm có vỏ mềm, màu sẫm hoặc phần thịt bị nhão. Tốt nhất nên lựa mua tôm tươi sống, không nên mua tôm đông lạnh vì tôm đông lạnh thường bị mất đi độ ngọt và hương vị.

Bề Bề (Tôm tít)

Bề bề có phần thịt mềm thơm, ngọt, rất được các bà nội trợ ưa chuộng sử dụng cho dịp Tết. Bà nội trợ có thể chọn mua bề bề tươi sống hoặc đông lạnh đều được.

Mực

Mực là cái tên tiếp theo được lựa chọn làm phong phú thực đơn ngày tết. Giá cả hợp lý, có thể chế biến thành nhiều món ăn, từ những món nhâm nhi cho đến mâm cỗ cúng hoặc mâm cơm gia đình đều được. Khi mua mực, ta chọn mực dày mình, màu hồng sáng, mắt trong, da óng ánh. Thịt dai giòn, ngọt, thích hợp nướng hoặc xào.

Mực tươi

Cá 

Thật là thiếu sót nếu danh sách này không có tên cá. Vì đây là loại hải sản được hầu hết các bà nội trợ bổ sung trong ngày tết. Một số loại cá được dự trữ như: Cá thu, cá tầm, cá bớp.

Cách bảo quản các loại hải sản đúng cách

Mẹo chọn hải sản tươi ngon

Chọn hải sản còn sống, di chuyển linh hoạt, có màu sắc tươi sáng, mắt trong veo, vỏ bóng.

Tránh hải sản có mùi tanh hôi, màu sắc nhợt nhạt, mềm nhũn, hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

Sơ chế hải sản trước khi bảo quản

Rửa sạch hải sản dưới vòi nước chảy, loại bỏ rong rêu, tạp chất. Cắt bỏ phần đầu, râu, chân, và nội tạng (nếu cần thiết). Để ráo nước hoặc thấm khô bằng khăn giấy trước khi bảo quản.

Cách bảo quản từng loại hải sản

Đối với tôm tươi sống: Cho vào hộp hoặc túi đựng thực phẩm, xếp từng lớp xen kẽ với đá viên. Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, có thể giữ được 2 - 3 ngày. Ngược lại với tôm đã luộc chín, ta bóc vỏ, bỏ đầu, cho vào hộp hoặc túi đựng thực phẩm, đậy kín nắp. 

Đối với mực tươi sống: Rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi hút chân không hoặc hộp đựng thực phẩm, đậy kín nắp. Để trong ngăn đá tủ lạnh, có thể giữ được 1-2 tháng.

Đối với cá tươi sống: Khi mua về làm sạch phần đầu và nội tạng, sau đó đem đi rửa sạch, để ráo nước. Nếu cá nhỏ thì để nguyên con, còn với những con cá lớn, chúng ta có thể cắt khúc rồi xếp vào túi hoặc hộp đựng thực phẩm. Tương tự hãy bảo quản ở ngăn đá. Với cách này, cá có thể được giữ từ 1 - 2 tháng.

Lưu ý chung

- Không nên bảo quản hải sản chung với các loại thực phẩm khác.

- Rã đông hải sản trước khi chế biến khoảng 1 - 2 tiếng.

- Không nên rã đông và cấp đông hải sản nhiều lần.

- Sử dụng hải sản trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng muối, chanh, hoặc giấm để bảo quản hải sản trong thời gian ngắn. Hấp hoặc luộc sơ hải sản trước khi bảo quản sẽ giúp giữ được độ tươi ngon lâu hơn.

Chúc bạn có một cái Tết vui vẻ và đầm ấm với những món ăn ngon từ hải sản!

Hòa Thy