Giải bài toán Đạo luật FSMA bằng cách nào?
Tại hội thảo “Xu hướng An toàn thực phẩm toàn cầu và giải pháp gia tăng xuất khẩu cho DN Việt” do Hội DN HVNCLC vừa tổ vào tháng 6 vừa qua, các chuyên gia cho biết vấn đề an toàn thực phẩm dưới đạo luật “Hiện đại hóa an toàn thực phẩm – FSMA” ngày càng khắt khe.
Các doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều cuộc kiểm tra hơn và phải tuân thủ tiêu chuẩn cao hơn cho sản phẩm.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, có đến 23 doanh nghiệp Việt bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo các doanh nghiệp này không tuân thủ, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ.
Trong khi đó, vào đầu năm 2016, có 95 container gạo (trên 1.700 tấn) của Việt Nam bị cơ quan chức năng Hoa Kỳ trả về do các chỉ số dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định của FDA đã khiến nhiều doanh nghiệp hoang mang.
Thông tin Mỹ từ chối nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam ngày càng nhiều hơn do thực phẩm không đạt tiêu chuẩn ATTP, do vi phạm quy định nhãn và các quy định nhập khẩu mới từ Mỹ đang là lời cảnh báo liên tục đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam.
Lo và bí về cách giải quyết
Ông Rick Gilmore, Chủ tịch Diễn đàn An toàn Thực phẩm toàn cầu (GFSF) cho rằng, nếu các doanh không đáp ứng đủ các quy định của đạo luật FSMA thì phía Hoa Kỳ sẽ bị buộc hoàn xuất, xử lý lô hàng. Do đó, các doanh nghiệp nên đầu tư cho việc xây dựng chất lượng cho sản phẩm, nên cạnh tranh bằng các quy định của thị trường, của các quy định tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc biệt, kể từ 16/9/2016, đạo luật FSMA tiếp tục đưa ra yêu cầu là các nhà xuất khẩu thực phẩm lớn phải có cá nhân được phê duyệt về kiểm soát phòng ngừa trong thực phẩm “Preventive Controls Quali ed Individual (PCQI)” để thiết lập và áp dụng, giám sát Kế hoạch an toàn thực phẩm theo thời hạn quy định. Đây là một khái niệm hoàn toàn mới trong Đạo luật FSMA mà chưa nhiều doanh nghiệp được cập nhật.
Trong khi đó, dù nhiều doanh nghiệp Việt bị cảnh báo công khai, nhưng chưa có bất kỳ cơ quan quản lý Nhà nước nào của Việt Nam đứng ra chịu trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và hỗ trợ, hướng dẫn cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nỗi lo ngày càng chồng chất, cơ quan nhà nước thì chưa sâu sát, các doanh nghiệp vẫn ở trong thế bị động về việc bàn cách tháo gỡ, tìm hướng khắc phục khó khăn. Họ không biết phải làm gì, làm như thế nào và bắt đầu từ đâu để giải quyết vấn đề? Phải chăng, doanh nghiệp Việt chưa ý thức hay không biết rõ về nội dung và những tác động của FSMA?
Khoá học “FSMA – PCQI” – phao cứu sinh
Nhận thấy đạo luật FSMA tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam – một trong 15 đối tác thương mại nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ.
Từ ngày 25/9 đến 27/9/2017, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã hợp tác trực tiếp với tổ chức Bureau Veritas thực hiện khóa đào tạo FSMA – PCQI, qua đó tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu thực phẩm Việt Nam tiếp cận gần hơn các yêu cầu quốc tế.
Khóa học diễn ra tại Hội trường Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA Số 163 Pasteur, phường 6, quận 3, TP.HCM
Giảng viên chính của khoá đào tạo là người đầu tiên của Việt Nam hoàn thành khóa tập huấn bởi FSPCA, với nội dung & giáo trình đào tạo được thừa nhận đáp ứng bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA).
Sau khi tham gia khóa đào tạo, học viên sẽ được cấp chứng chỉ của Hoa Kỳ: AFDO – Association of Food and Drug O cials. Chứng chỉ này có lợi ích trong việc chứng minh năng lực của PCQI đối với bất kỳ hoạt động đánh giá hoặc làm việc với các đối tác tại thị trường Hoa Kỳ. PCQI giúp cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm của Việt Nam đưa ra các biện pháp kiểm soát các mối nguy về vi sinh, tạp chất, chất hóa học… trước khi xuất hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ.