Giảm tỷ lệ hao hụt khi vèo tôm
Để có một vụ nuôi thành công thì công đoạn vèo tôm rất quan trọng. Ở giai đoạn này, nếu người nuôi quản lý không tốt hoặc thiếu kỹ thuật cơ bản sẽ dẫn đến hao hụt tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và giảm tỷ lệ hao hụt khi vèo tôm.
Đóng tôm - vận chuyển tôm giống
Trong quá trình đóng giống khi mà thể tích nước bị thu hẹp, mật độ giống cao trong một diện tích nhỏ khiến tôm dễ bị xây xác, cắn nhau
pH trong bịch tôm giống chênh lệch (thường thấp) so với ao nuôi.
Tôm được gây mê ở nhiệt độ thấp (chênh lệch so với ao nuôi) khi vận chuyển.
Những nguyên nhân thường gây sốc cho tôm giống
Do chênh lệch nhiệt độ, pH, kiềm giữa ao nuôi và bịch giống
Do phèn trong ao cao, khí độc tích tụ từ vụ trước
Và do sốc hóa chất diệt khuẩn,…
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn tự nhiên bao gồm: tảo có lợi, các động vật phù du. Thức ăn tự nhiên giúp tôm tăng sức đề kháng bệnh, tăng tỷ lệ sống, mau lớn, đồng đều. Ngoài ra, khi dùng thức ăn tự nhiên hạn chế được ô nhiễm môi trường nước nuôi và giảm chi phí thức ăn.
Trong 15 ngày đầu thả, tôm post rất cần nguồn thức ăn tự nhiên, vì trong ao tạo ra một lượng rất ít nên không đủ thức ăn tự nhiên cho số lượng post thả trong ao
Các biện pháp để giảm tỷ lệ hao hụt khi vèo tôm
Cải tạo ao đầm, thả giống
Trước khi thả tôm, người nuôi cần đảm bảo các yếu tố môi trường nước, đất ao ở ngưỡng cho phép:
- Độ mặn từ 10 – 20‰
- Độ trong từ 30 – 35 cm
- Độ sâu từ 1.2 – 1,5 mét
- Oxy hòa tan từ 5 mg/l trở lên
- pH từ 7,8 – 8,3
- Độ kiềm từ 80 – 140 mg/l CaCO2
- Khí độc phải bằng không
Trước khi thả tôm, người nuôi cần báo cho nơi bán giống, độ mặn ao yêu cầu điều chỉnh độ mặn bể ương tương đương độ mặn ao, không chênh quá 4‰.
Tiến hành gây màu nước để tạo ra các vi sinh vật tự nhiên làm thức ăn cho tôm giống. Vì thời gian thả giống tôm còn rất nhỏ, chưa quen thức ăn. Vì vậy bà con cần phải tạo màu nước gây thức ăn tự nhiên
Nên thả tôm vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi trời mát. Đối với giống tôm vận chuyển xa, khi thả cần ngâm bọc tôm xuống ao 15 – 20 phút để tôm thích nghi nhiệt độ trong ao, sau đó mới từ từ cho nước vào bọc và thả tôm.
Chăm sóc tôm trong những ngày đầu
Nên cho tôm ăn vào ngày tiếp theo sau khi thả vì lúc đó tôm đã thích nghi với môi trường nước và có thể bắt đầu tập cho tôm quen với thức ăn công nghiệp. Thức ăn cỡ nhỏ phải hòa vào nước rồi tạt khắp ao, cách bờ ao từ 2-4m, đặc biệt phải tắt quạt nước trước khi cho ăn.
Giai đoạn này nên cho ăn từ 5-7 cử/ngày để tập cho tôm ăn mồi và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt dần lên. Tỷ lệ khoảng 0.8-1kg cám cho 1000 con tôm giống.
Đến ngày thứ 10 bắt đầu làm sàng/nhá/vó để có thể kiểm soát được lượng thức ăn ở mỗi cử ăn, cũng cần theo dõi sức khỏe tôm hằng ngày vì những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đó chính là giảm hoặc bỏ ăn.
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao nên lột xác nhiều lần và nhu cầu về khoáng chất rất lớn. Lúc này nên sử dụng khoáng vi lượng tạt xuống ao để hỗ trợ quá trình lột xác và góp phần phòng bệnh cong thân, đục cơ khi trời nắng nóng.
Sau 7-10 ngày đầu khi lượng thức ăn tự nhiên trong ao đã dần cạn kiệt, nên cung cấp thêm vào trong ao chế phẩm sinh học để cân bằng sinh học và phát triển thêm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao để không bị gián đoạn.
Theo dõi và chăm sóc tôm giống
Theo dõi, đo các chỉ số môi trường nước như: pH, kiềm, oxy, nhiệt độ…và ghi chép tỉ mỉ. Nếu có sự chênh lệch, dao động nhiều cần điều chỉnh ngày.
Xả thải định kỳ, đảm bảo cho đáy ao sạch, không tồn đọng nhiều chất thải gây ô nhiễm nguồn nước, sinh ra vi khuẩn tấn công tôm giống.
Phải chăm sóc thật tốt trong vòng từ 15 đến 20 ngày. Tôm phải đạt kích thước chiều dài 1,8 – 2cm trở lên. Để chắc chắn hơn bà con có thể ương vèo khoảng 25-30 ngày để tôm giống lớn hơn có thể sang ra ao nuôi tôm thương phẩm.
Việc vèo tôm giống sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi, giúp tiết kiệm chi phí khi giảm được tỷ lệ hao hụt. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ các kỹ thuật cơ bản để khởi đầu một vụ nuôi mới thành công.