TIN THỦY SẢN

Hà Lan sẽ gia tăng nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh

Ảnh minh họa nguyễn bích

Năm 2012, NK tôm vào Hà Lan cho thấy xu hướng trái ngược so với những năm trước. NK tôm chế biến vào thị trường này giảm tới 62% trong khi NK tôm nguyên liệu chỉ giảm 6,6%.

Mặc dù Tây Ban Nha được biết đến là nước dẫn đầu về NK tôm trong số các nước thành viên EU nhưng đây lại không phải là thị trường “trọng tâm” đối với tôm Việt Nam. Năm 2012, Tây Ban Nha đứng thứ 9 trong khối EU về NK tôm Việt Nam trong khi Hà Lan lại là điểm đến hấp dẫn hơn khi đứng thứ 3 sau Đức và Anh về NK tôm của Việt Nam.

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), năm 2011 Hà Lan đứng thứ 8 trong số 27 nước thành viên EU về NK tôm với giá trị đạt 531,8 triệu USD và năm 2012 lên vị trí thứ 7 với giá trị NK 11 tháng đầu năm đạt 323 triệu USD.

Năm 2012, NK tôm vào EU nói chung giảm mạnh và NK tôm của Hà Lan không nằm ngoài xu thế đó. Theo thống kê của ITC, NK tôm vào Hà Lan 11 tháng đầu năm 2012 giảm 32% so với cùng kỳ năm 2011, từ 477 triệu USD xuống còn 323 triệu USD. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong NK tôm của Hà Lan năm qua chính là xu hướng đẩy mạnh NK tôm nguyên liệu thay cho tăng cường NK tôm chế biến.

Từ năm 2007-2011, NK tôm chế biến vào Hà Lan liên tục tăng mạnh. Năm 2011, giá trị NK tôm chế biến vào Hà Lan đạt 314,6 triệu USD, tăng 211% so với 101 triệu USD năm 2007, trong khi NK tôm nguyên liệu đông lạnh vào Hà Lan trong giai đoạn này chỉ tăng 66,7%, từ 130 triệu USD lên 217 triệu USD.

Năm 2012, NK tôm vào Hà Lan cho thấy xu hướng ngược lại. NK tôm chế biến vào thị trường này giảm tới 62% trong khi NK tôm nguyên liệu chỉ giảm 6,6%.

Dự báo kinh tế EU khó thoát khỏi khủng hoảng trong năm nay nên xu hướng giảm tỷ trọng NK tôm chế biến và tăng NK tôm nguyên liệu vào thị trường này sẽ tiếp tục được Hà Lan duy trì trong năm 2013 này.

Năm 2011, Ấn Độ dẫn đầu về cung cấp tôm nguyên liệu cho Hà Lan, tuy nhiên sang năm 2012, Bangladesh đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp nhiều nhất tôm nguyên liệu cho thị trường này một phần do được hưởng mức thuế suất 0% theo Hệ thống Ưu đãi Thuế quan phổ cập. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thế giới nghiêng về các sản phẩm giá rẻ thì Bangladesh lại “chậm chân” hơn khi cuối năm 2012, nước này mới nuôi thử nghiệm tôm chân trắng - một sản phẩm ngày càng được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới.

Việt Nam mặc dù đứng thứ 5 về cung cấp tôm nguyên liệu cho Hà Lan nhưng tốc độ tăng trưởng trong 2 năm qua lại khả quan. Năm 2011, giá trị NK tôm nguyên liệu từ Việt Nam vào Hà Lan đạt 16,6 triệu USD, tăng 113% so với năm 2010. Mườ một tháng đầu năm 2012, NK tôm nguyên liệu vào thị trường này tăng 11,4% so với cả năm 2011, đạt 18,5 triệu USD.

Báo cáo Thị trường tôm Hà Lan do Trung tâm Xúc tiến NKtừ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) tiến hành cho thấy các nước Nam Âu thường NK tôm từ Nam Mỹ, trong khi các nước Bắc Âu và Tây Âu lại ưa chuộng tôm Châu Á hơn. Đây cũng là một trong những điểm thuận lợi cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh XK tôm sang thị trường này trong năm nay.

 

Nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh vào Hà Lan, nghìn USD (nguồn ITC)

STT

Nước cung cấp

2007

2008

2009

2010

2011

T1-T11/2012

 

Tổng

130.269

163.458

214.102

179.378

217.229

203.423

1

Ấn Độ

15.490

43.295

56.852

50.050

43.998

37.561

2

Bangladesh

19.357

13.151

34.780

35.800

39.418

50.084

3

Nigeria

21.735

18.080

27.119

24.647

30.168

25.770

4

Bỉ

11.181

15.869

22.866

17.324

28.945

15.406

5

Việt Nam

10.091

5.408

9.103

7.790

16.625

18.532

6

Ecuador

3.909

9.853

13.551

9.192

8.882

16.764

7

Thái Lan

2.402

5.610

9.316

6.540

7.566

1.914

8

Suriname

3.037

992

1.940

1.979

6.617

9.441

9

Guyana

0

0

0

0

4.482

4.773

10

Đan Mạch

6.824

8.954

4.440

3.495

4.253

 

 

nguyễn bích Vasep.com.vn