Hơn 90% cá mú tiêu thụ ở Châu Âu là sản phẩm nuôi trồng
Hơn 90% lượng cá mú (Dicentrarchus labrax) được tiêu thụ tại Châu Âu có nguồn gốc từ nuôi trồng, theo một nghiên cứu được công bố chung giữa Trạm quan sát nuôi trồng thủy sản Tây Ban Nha (OESA) và Hội đồng nghiên cứu quốc gia (CSIC).
Theo nghiên cứu về nuôi cá mú, năm 2010 có khoảng 10.000 tấn cá mú đã được tiêu thụ có nguồn gốc từ đánh bắt, so với 118.931 tấn được sản xuất tại các cơ sở nuôi trồng. Dữ liệu này đã cho phép xếp hạng cá mú thành loài cá nước mặn được nuôi thứ 3 ở Châu Âu, chỉ sau cá hồi và cá chẽm.
Nghiên cứu này là một phần trong các công trình nghiên cứu của Viện hải dương học Tây Ban Nha (IEO). Aurelio Ortega, một nghiên cứu viên tại IEO, giải thích rằng đặc tính sinh học của cá mú, hệ thống nuôi được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của quy trình ương giống và đặc thù thị trường tại Châu Âu và Tây Ban Nha đã được phân tích.
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là nơi nuôi trồng chính đối tượng cá mú này, với sản lượng tương ứng là 47.000 tấn và 35.000 tấn. Hai quốc gia này đã đóng góp khoảng 70% tổng sản lượng của Châu Âu.
Tây Ban Nha vẫn tiếp tục đứng vững về sản lượng với gần 12.495 tấn, theo báo cáo cho biết.
Loài cá mú này sinh trưởng chậm hơn so với cá chẽm, nguyên nhân là do nhiệt độ vùng nuôi tại Địa Trung Hải là cao hơn.
Các chuyên gia cho hay, việc nuôi vỗ cá mú hầu hết được tiến hành tại các trại giống ở biển và một phần trong các ao nuôi bằng công nghệ quảng canh, bán thâm canh và thâm canh trong các bể nuôi.
Theo những thống kê của Hiệp hội kinh doanh sản xuất thủy sản nước mặn Tây Ban Nha (Apromar), cho biết sản lượng cá mú nuôi trồng là 16.930 tonnes (95,5 % sản lượng ở Tây ban Nha), trong khi đó tổng sản lương các loài trong nghành khai thác chỉ đạt 1.100 tấn, theo báo cáo của El Progreso.