TIN THỦY SẢN

IMTA: Kết nối các loài, cân bằng hệ sinh thái

Mô hình nuôi trồng thủy sản đa dạng các loại IMTA Hòa Thy

IMTA là cụm từ viết tắt của Integrated Multi - Trophic Aquaculture, đây là môi hình nuôi trồng thủy sản kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau từ các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong cùng một môi trường.

Tìm hiểu về IMTA 

IMTA không chỉ là việc nuôi nhiều loài cùng nhau mà còn là việc thiết kế hệ thống sao cho các loài này tương tác và bổ sung cho nhau, giống như trong một hệ sinh thái tự nhiên.  

Bằng cách nuôi nhiều loài khác nhau, IMTA giúp tăng cường đa dạng sinh học trong hệ thống nuôi trồng, làm giảm rủi ro do dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước. Các chất thải từ loài này có thể trở thành nguồn thức ăn cho loài khác, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời. tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên trong tự nhiên sẵn có. 

IMTA có thể giúp tăng năng suất của hệ thống nuôi trồng so với các phương pháp nuôi truyền thống. 

Giả sử chúng ta có một hệ thống IMTA kết hợp giữa cá hồi, rong biển và trai với sơ đồ:

Thức ăn viên/Thức ăn tự nhiên → Cá hồi → Chất thải cá hồi → Rong biển → Trai 

Thì chuỗi thức ăn có thể diễn ra như sau: 

Cá hồi là sinh vật tiêu thụ cấp 1, ăn thức ăn viên hoặc thức ăn tự nhiên. Trong quá trình sinh sống, cá hồi thải ra chất thải chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitrat và photphat. 

Rong biển là sinh vật sản xuất, sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp và hấp thụ các chất dinh dưỡng (nitrat và photphat) từ chất thải của cá hồi. Quá trình quang hợp giúp cung cấp oxy cho môi trường nước và tạo ra các hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho các sinh vật khác. 

Trai là sinh vật lọc, chúng lọc nước để lấy thức ăn là các loại tảo vi mô và các hạt hữu cơ lơ lửng trong nước. Đồng thời, trai cũng góp phần làm sạch nước bằng cách loại bỏ các chất lơ lửng và vi khuẩn. 

Một số khó khăn trong nuôi trồng thủy sản được IMTA giải quyết 

Nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp (IMTA) giải quyết một số khó khăn phổ biến trong nuôi trồng thủy sản thông thường, bao gồm: 

Ô nhiễm môi trường 

Nếu như nuôi theo mô hình đơn loài thường tạo ra lượng chất thải lớn, bao gồm thức ăn thừa và chất thải sinh học, dẫn đến ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Thì IMTA kết hợp các loài bổ sung như rong biển và động vật không xương sống, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng dư thừa và chất thải, giảm thiểu tác động ô nhiễm.  Các loài lọc như trai, hàu giúp làm sạch nước, loại bỏ các chất lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh. 

Giảm thiểu rủi ro dịch bệnh xuống mức thấp 

Rủi ro dịch bệnh 

Hệ thống nuôi đơn loài dễ bị bùng phát dịch bệnh do môi trường nuôi bị ô nhiễm hoặc do sự lây lan dễ dàng giữa các cá thể của cùng một loài. 

Sự đa dạng loài trong IMTA giúp tạo ra một môi trường cân bằng hơn, làm giảm khả năng bùng phát dịch bệnh và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của hệ sinh thái. 

Hạn chế được sự phụ thuộc thức ăn nhân tạo 

Một số loài trong hệ thống IMTA có thể tự kiếm ăn hoặc sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, giảm nhu cầu sử dụng thức ăn công nghiệp. 

Thiếu đa dạng sản phẩm 

So với mô hình nuôi thủy sản truyền thống, thì chỉ tạo ra một loại sản phẩm duy nhất. Từ đó, làm giảm khả năng kinh tế và tăng rủi ro nếu giá cả của loài đó giảm hoặc gặp phải các vấn đề về thị trường. 

Trong khi đó, IMTA tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ các loài nuôi khác nhau, giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm rủi ro tài chính. 

Cạnh tranh về không gian nuôi trồng 

Nhu cầu không gian nuôi trồng lớn có thể dẫn đến xung đột với các hoạt động khác, chẳng hạn như ngư nghiệp tự nhiên, du lịch, hoặc bảo tồn môi trường. Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng không gian qua nuôi ghép nhiều loài, IMTA giảm bớt áp lực cạnh tranh không gian và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng khu vực nuôi.

IMTA không chỉ giải quyết những khó khăn này mà còn mang lại lợi ích bền vững về mặt kinh tế và môi trường, giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững hơn. 

 

Hòa Thy