Ký sinh trùng Gregarine trong tôm nguy hiểm như thế nào?
Ký sinh trùng Gregarine là loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột. Khi tôm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng này với cường độ nhẹ sẽ không thể hiện rõ dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, thường thể hiện tôm chậm lớn. Nhưng khi tôm bị nặng có thể xảy ra hiện tượng chết rải rác.
Tìm hiểu ký sinh trùng Gregarine là gì?
Gregarine (hay còn gọi là ký sinh trùng hai roi) là một loại nội ký sinh trùng ở ruột tôm. Được phát hiện trong hầu hết trường hợp tôm bệnh phân trắng khi kiểm tra đường ruột tôm dưới kính hiển vi.
Có ít nhất 3 chi của Gregarine ký sinh trên tôm he là: Nematopsis spp, Cephalolobus spp, Paraophioidina spp. Chúng được tìm thấy trong tôm nuôi hoặc tôm tự nhiên ở hầu hết các châu lục.
Gregarine thuộc lớp trùng 2 tế bào: Eugregarinida, ký sinh chủ yếu trong đường ruột tôm. Cấu tạo Gregarine ở giai đoạn trưởng thành hay thể dinh dưỡng gồm có 2 tế bào.
Tế bào phía trước của Ký sinh trùng Gregarine có bộ phận bám (E: Epimerite) ở phần đầu, giúp ký sinh trùng Gregarine bám vào các tế bào biểu mô ở ruột tôm. Đây là yếu tố cốt lõi gây nên các bệnh đường ruột ở tôm, đặc biệt là bệnh phân trắng.
Lý do tôm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng Gregarine
Ký sinh dùng Gregarine trên tôm có vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc, hến, nhuyễn thể…
Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng và giao mùa, ở những ao nuôi mật độ cao, ao nuôi, ao lắng cấp nước cải tạo không kỹ còn chứa các ký chủ trung gian truyền bệnh.
Vòng đời của ký sinh trùng Gregarine trên tôm
Vòng đời của ký sinh trùng Gregarine tương đối đơn giản. Ký sinh trùng Gregarine sẽ trải qua hai lần ký sinh trên hai vật chủ. Trước khi ký sinh trên vật chủ cuối cùng là tôm (ký chủ cuối cùng), ký sinh trùng Gregarine sẽ ký sinh qua vật chủ trung gian (ký chủ trung gian) là giun đốt sống nền đáy và các nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, hàu, sò nứa, trai, điệp, …).
Mô tả vòng đời của ký sinh trùng Gregarine trên tôm
- Tôm ăn phải kén bào tử.
- Kén bào tử nổi lên bên trong ruột tôm và bắt đầu tấn công các tế bào biểu mô ở ruột tôm.
- Hạt bào tử bám vào thành ruột và phát triển thành thể dinh dưỡng.
- Các thể bất thường phát triển và gắn vào phần cuối của ruột để tạo thành thể giao tử.
- Thể giao tử trải qua nhiều lần phân chia để sản sinh ra các bào tử.
- Các bào tử sẽ bị bao bọc xbởi lớp bề mặt của các nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Các bào tử từ từ phát triển bên trong cơ thể của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Các loài nhuyễn thể hai mảnh võ sẽ tiết dịch của chúng ra môi trường, từ đó giải phóng các bào tử của Gregarine ra ngoài môi trường.
- Các ký chủ trung gian và kén bào tử có thể theo nguồn nước cấp vào ao, hoặc hiện diện tồn đọng dưới đáy ao từ vụ nuôi trước do ao không được cải tạo và xử lý kỹ càng. Từ đó hình thành nên ký sinh trùng Gregarine gây ra bệnh phân trắng trên tôm.
Nhận biết bệnh ký sinh trùng do Gregarine trên tôm
- Biểu hiện của tôm bị nhiễm Gregarine là tôm chậm lớn, tăng FCR.
- Ruột tôm có hình như lò xo
- Tôm bị nhiễm Gregarine đường ruột tôm có màu vàng nâu.
- Làm tăng nguy cơ bội nhiễm gây các bệnh về đường ruột trên tôm (lỏng đường ruột, phân trắng,…). Khi ký sinh trùng Gregarine ký sinh trên ruột tôm, chúng làm tổn thương lớp biểu mổ thành ruột tôm, dẫn tới Vibiro dễ xâm nhập và gây bệnh phân trắng trên tôm.
- Một cách để biết chính xác tôm bị nhiễm ký sinh trùng Fregarine đó chính là soi tươi mẫu vật chứa trong ruột tôm bằng kính hiển vi sẽ có thể dễ dàng phát hiện ra ký sinh trùng Gregarine bằng mắt thường.
Tôm bị nhiễm Gregarine đường ruột tôm có màu vàng nâu.
Một số giải pháp phòng ngừa và điều trị
Xử lý ao thật kỹ trước khi thả giống:
- Đối với ao bạt thì phải chà bạt và chùi rửa thật kỹ.
-Đối với ao đất thì phải loại bỏ hoàn toàn, dọn dẹp sạch sẽ các chất cặn bã và bùn thải dưới ao.
Nước trước khi cấp vào ao nuôi để nuôi thì cần phải được xử lý hóa chất thật mạnh để loại bỏ các loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Trong trường hợp ao nuôi đã có tôm, người nuôi nên xử lý diệt khuẩn bằng các chất diệt khuẩn an toàn với tôm. Lưu ý rằng lúc này, tôm đang yếu, hạn chế sử dụng các chất diệt khuẩn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tôm.
Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm ăn, không cho tôm ăn dư thừa. Người nuôi tôm cần phải ước lượng và tính toán cho chính xác tỷ lệ sống của tôm, cùng với lượng thức ăn cụ thể dựa trên tỷ lệ phần trăm trọng lượng trung bình của tôm, cụ thể:
Lượng thức ăn vào thời điểm thả giống chỉ nên giới hạn vào khoảng 2 kg thức ăn cho 100.000 con tôm giống.
Tôm sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn chỉ nên giới hạn ở mức 200 kg thức ăn cho 100.000 con tôm.
Hàm lượng oxy hòa tan ở trong ao nuôi cần được duy trì ở mức cao và ổn định, thấp nhất là trong khoảng từ 3,5 ppm đến 4ppm. Để duy trì hàm lượng oxy hòa tan ở mức nêu trên, cần cung cấp hệ thống quạt nước và hệ thống sủi oxy sao cho phù hợp.
Quản lý chất lượng nước ao nuôi tốt luôn giữ được màu trà pH dao động từ 7.5 – 7.6, kiểm soát không để tảo phát triển quá mức, không để màu nước lên xanh hoặc quá xanh.
Bật quạt gom phân tôm và thức ăn dư thừa về hố xi phong để ao luôn sạch sẽ.
Trên thực tế, hiện nay người nuôi tôm đều chọn giải pháp cũ mà họ thường sử dụng đó chính là sử dụng kháng sinh. Có hai loại kháng sinh, kháng sinh tổng hợp và kháng sinh tự nhiên.
Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có thể ức chế vi khuẩn Vibro giúp ruột và gan tôm phục hồi chứ khổng thể ức chế hay tiêu diệt được ký sinh trùng Gregarine, nên sau khi ngừng sử dụng kháng sinh, Gregarine vấn tiếp tục vòng đời gây bệnh.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh vô tội vạ, về lâu dài sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh trên tôm, các chủng vi khuẩn Vibrio sẽ dần tiến hóa và kháng được cả các kháng sinh hiện tại, từ đó sẽ làm cho việc phòng và điều trị bệnh phân trắng bằng kháng sinh sẽ không còn hiệu quả nữa.
Vì vậy, người nuôi nên chủ động sử dụng các biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng Gregarine trên tôm nhé!