TIN THỦY SẢN

Lá chuối và lá ngô giúp bảo vệ da cá

Bổ sung lá chuối (Musa nana) và lá ngô (Zea mays) vào thức ăn giúp bảo vệ da cá TRỊ THỦY Lược dịch

Việc bổ sung thêm chất bổ sung lá chuối và ngô không có tác dụng làm tăng hiệu quả tăng trưởng của cá nhưng lại có tác dụng bảo vệ biều bì của da cá chống lại tác nhân gây bệnh Aeromonas hydrophila.

Cơ sở khoa học

Hiện nay, các chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila đang gây bệnh trên khắp mọi nơi có liên quan đến ở viêm loét da cá, đặc biệt trong điều kiện căng thẳng. Nó có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và đặc biệt phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Lá tươi từ ngô và chuối đã được các nông dân nuôi cá ở Việt Nam sử dụng làm thức ăn bổ sung và người ta đã báo cáo rằng họ có thể có lợi ích phòng bệnh từ nguồn gốc thực vật.

Trong nghiên cứu này, một thử nghiệm cho ăn được tiến hành để đánh giá các lợi ích của việc cung cấp ngô và lá chuối như là thức ăn bổ sung: để xác định xem chúng đã tác động như thế nào đối với hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bởi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), nếu sự hấp thu này dẫn đến hiệu suất tăng trưởng tốt hơn, và nếu bổ sung lá có thể bảo vệ cá khi gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn A. hydrophila bằng phương pháp tiêm thì đây là một nguyên liệu hết sức gần gũi với người nông dân.

Kết quả

Kết quả tất cả cá đều được cho ăn một tỷ lệ giống nhau về thức ăn viên thương phẩm có liên quan đến sinh khối. Tuy nhiên, 12/18 bể cá có khẩu phần này được bổ sung bằng lá chuối tươi hoặc lá ngô tươi cho thấy việc bổ sung lá làm tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tổng thể (FCR).

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm cá không có ý nghĩa thống kê (P<0,005). Những thay đổi đối với thành phần đồng vị của cá thể hiện sự hấp thu dinh dưỡng của lá. Tác dụng bảo vệ cá bằng việc cho ăn lá chuối hoặc lá ngô được phát hiện chống lại nhiễm trùng với A. hydrophila nhưng cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, và khẩu phần ăn không làm thay đổi hematocrit cá.

Tuy nhiên, việc bổ sung lá ngô làm giảm đáng kể mức độ tổn thương của da ở cá, dấu hiệu lỡ loét cũng được quan sát có dấu hiệu giảm rõ rệt, có thể cải thiện giá trị thương phẩm thị trường của cá.

Kết luận

Việc bổ sung thêm chất bổ sung lá chuối và ngô không có tác dụng làm tăng hiệu quả tăng trưởng của cá nhưng lại có tác dụng bảo vệ biều bì của da cá chống lại tác nhân gây bệnh Aeromonas hydrophila.

 

TRỊ THỦY Lược dịch