Lợi ích bổ sung Lactobachllus plantarum trong thức ăn tôm
Thức ăn bổ sung Lactobacillus plantarum giúp tôm càng xanh tăng trưởng tốt hơn, cùng với sự gia tăng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng cường hệ miễn dịch. với hàm lượng thấp bột cá giúp cá tráp tăng trưởng nhanh và tăng cường hệ miễn dịch.
Giới thiệu tôm càng xanh
Tôm càng xanh (TCX) là một trong những loài nuôi mang lại giá trị kinh tế cao cho nuôi thủy sản nước ngọt. Với tăng trưởng nhanh, cùng với khả năng chịu được ảnh hưỡng điều kiện môi trường, và giá tương đối cao. Tuy nhiên, sản lượng nuôi TCX trong những thập niên gần đây giảm, do dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là các bệnh do virus.
Sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả cho phòng ngừa dịch bệnh trên tôm do nhiều nguyên nhân như xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và tồn lưu dư lượng kháng sinh sản phẩm. Việc dùng vaccine trên tôm không đem lại hiệu quả do tôm hệ miễn dịch của tôm là miễn dịch không đặc hiệu (non-specific immune system).
Lactobacillus plantarum . Nguồn Internet
Việc sử dụng chế phẩm sinh học (probiotics) mang lại hiệu quả trong việc tăng sức đề kháng cũng như tăng trưởng trên tôm. L. plantarum vi khuẩn hình que, gram +, phản ứng catalase (-) là một trong những chủng lactic acid bacteria có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại do chúng có khả năng sản sinh ra các chất kháng khuẩn (antimicrobial compounds). Tăng trưởng và hệ miễn dịch của cá rô phi, cá chép và tôm thẻ chân trắng được tăng cường cùng với việc bổ sung L. plantarum trong khẩu phẩn thức ăn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung L. plantarum trong thức ăn của TCX.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. TCX với trọng lượng ban đầu trung bình là 0,54 g, tôm được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 15 cá/bể. Các chỉ tiêu tăng trưởng và hệ miễn dịch của cá được thu sau mỗi 2 tuần. Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày.
Nghiệm thức |
Lactobacillus plantarum (cfu/g thức ăn) |
1 |
0 |
2 |
107 |
3 |
108 |
4 |
109 |
Kết quả nghiên cứu
Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 90 ngày nuôi; tỷ lệ sống (trên 80%), hiệu quả sử dụng thức ăn (FER), hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER) và lượng thức ăn ăn vào (feed intake), tăng trọng theo % (WG), và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức có bổ sung L. plantarum và không bổ sung (P<0,05). Tuy nhiên, các chỉ tiêu tăng trọng của cá ở nghiệm thức 3 và 4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Thành phần hóa học tôm: Các thành phần hóa học cơ bản của cá sau thí nghiệm được phân tích bao gồm ẩm độ, protein thô, tổng lipid và hàm lượng tro. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức; tuy nhiên hàm lượng protein thô tăng cùng với hàm hượng tro giảm ơ nghiệm thức 3 là khác biệt so với các nghiệm thức còn lại (P<0.05).
Vi khuẩn trong đường ruột và các chỉ tiêu có liên quan đến hệ miễn dịch của tôm: Kết quả đếm vi khuẩn Lactobacillus sp. (LBC) và vi khuẩn gram – (NB) trong đường ruột tôm cho thấy tôm có bố sung L. plantarum trong thức ăn có tổng số LBC cao hơn và NB thấp hơn so với tôm ăn thức ăn không có bổ sung. Các chỉ tiêu miễn dịch của tôm bao gồm: tế bào máu tổng số (THC), hoạt động của phenol oxidase (PO), hoạt tính respiratory burst (RB) của tôm cao nhất ở nghiệm thức 3 và 4, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn có bổ sung L. plantarum giúp tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột TCX, qua đó giúp tôm tăng trưởng tốt hơn cung với tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, hàm lượng vi khuẩn được bổ sung vào thức ăn cần được nghiên cứu nhiều hơn nhằm phục vụ cho nuôi TCX hiệu quả hơn khi áp dụng trong thực tế nuôi