Mô hình nuôi ghẹ xanh kết hợp với rong đỏ
Nhiều mô hình nuôi kết hợp được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhằm tăng sản lượng và tăng năng xuất. Tuy nhiên, việc chọn lựa các đối tượng nuôi kết hợp phải phù hợp với mô hình nuôi nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi kết hợp ghẹ xanh với rong đỏ.
Giới thiệu
Ghẹ xanh là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế cao, tại một số nước sản lượng ghẹ xanh đóng vai trò quan trọng trong sản lượng thủy sản. Nhu cầu ghẹ xanh tiêu thụ trên thế giới ngày càng tăng, tuy nhiên hiện nay khoảng hơn 90% sản lượng ghẹ xanh được khai thác từ tự nhiên. Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong khi sản lượng khai thác ngày một suy giảm. Do đó, cần phải phát triển các mô hình nuôi ghẹ xanh nhằm tăng sản lượng ghẹ cung cấp cho tiêu thụ đồng thời bảo tồn nguồn lợi ghẹ tự nhiên.
Nhiều mô hình nuôi được áp dụng nhằm tăng sản lượng đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiệu quả của các mô hình nuôi không cao do nhiều nguyên nhân, trong đó hiện tượng ăn nhau của cua ghẹ làm cho tỉ lệ sống giảm và hiệu quả kinh tế thấp. Nhiều giải pháp được đưa ra để hạn chế hiện tượng ăn nhau của cua ghẹ trong các mô hình nuôi bao gồm: cung cấp đủ thức ăn, tạo nơi cư trú, phân size trong quá trình nuôi, cắt bỏ càng, …tuy nhiên, việc cắt bỏ càng chỉ áp dụng ở giai đoạn nhỏ.
Mô hình nuôi cua ghẹ kết hợp với các đối tượng nuôi khác như: cá, hai mảnh vỏ, hoặc các loài giáp xác khác đã được áp dụng tại Thái Lan và Đài Loan. Tại Trung Quốc, rong Gracilaria được nuôi kết hợp với tôm và cua. Tại Indonesia, ghẹ xanh được nuôi kết hợp với cá rô phi trong các giai lưới với một lớp cát ở đáy ao làm nơi trú ẩn cho cua trong quá trình lột xác. Việc nuôi kết hợp rong đỏ với ghẹ xanh hay cua biển trong đó rong đỏ tạo ra nơi trú ẩn cho cua ghẹ trong quá trình lột xác.
Rong đỏ có giá trị kinh tế cao với thành phần chủ yếu là carrageenan, là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các sản phẩm có giá trị khác. Rong đỏ dễ nuôi và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao. Do đó, rong đỏ có thể được nuôi quanh năm và kết hợp với các đối tượng nuôi khác. Trên cơ sở đó, rong đỏ nuôi kết hợp với ghẹ xanh là một giải pháp được lựa chọn và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mô hình nuôi.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí trong các giai nuôi được thiết kế 1x1x1m với kích thước mắt lưới 2 cm, nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ rong đỏ khác nhau trong mô hình nuôi kết hợp với ghẹ xanh lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả kinh tế.
Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Ghẹ xanh với trọng lượng ban đầu trung bình là 43 g. Ghẹ được cho ăn cá tạp, giai đoạn đầu cho ăn khoảng 10% sinh khối, sau đó giảm dần 1% trong giai đoạn sau.
Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (24 - 27,9oC), pH (7,7 – 8,9), và độ mặn (31,3 – 34%o).
Nghiệm thức |
Mật độ ghẹ (con/m3) |
Mật độ rong đỏ (g/m3) |
T0 |
10 |
0 |
T1 |
10 |
500 |
T2 |
10 |
750 |
T3 |
10 |
1000 |
T4 |
0 |
1000 |
Kết quả
Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống:
Kết quả cho thấy tỉ lệ sống (SR, %) thấp nhất ở nghiệm thức T0 (0,8 ± 1), và cao nhất ở nghiệm thức T1 và T2 tương đương với 22 ± 1,6 và 24 ± 2,4 khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt ngày (SGR, %/day) cao nhất ở nghiệm thức T2 và thấp nhất ở nghiệm thức T0; trong khi đó, năng suất cao nhất ở nghiệm thức T2 và thấp nhất ở nghiệm thức T1 (P<0,05).
Thử nghiệm với hình thức nuôi rong đỏ ở tầng đáy với việc treo rong đỏ trong các lồng nuôi. Kết quả cho thấy SGR và năng suất của mô hình nuôi rong ở đáy lồng cho hiệu quả cao hơn ở tất cả các mật độ so với mô hình nuôi treo.
Hiệu quả kinh tế:
Phân tích đầu tư trên diện tích 25m3 mặc nước cho thấy, nếu áp dụng mô hình nuôi kết hợp theo T2 (với 10 ghẹ kết hợp với 750g rong đỏ/1m3) với vốn đầu tư ban đầu khoảng 11.250 phP, tỉ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu đầu tư (ROI, %) khoảng 40%.
Kết luận
Sản lượng và hiệu quả kinh tế trong mô hình nuôi kết hợp ghẹ xanh được đánh giá thông qua ảnh hưởng của mật độ rong đỏ và hệ thống nuôi. Hiệu quả kinh tế và tăng trưởng đạt cao nhất trong mô hình nuôi: 10 ghẹ/m3 kết hợp với 750g rong đỏ/m3, trong đó mô hình đạt hiệu quả tối ưu khi rong đỏ được nuôi ở đáy của lồng nuôi.
Bài viết trên: Cdo.ustp.edu