TIN THỦY SẢN

Mô hình nuôi kết hợp bào ngư, cá chẽm, hàu và rong biển

Nuôi kết hợp cá chẽm với các loài khác. Ảnh: seafishvungtau.vn Hồng Huyền

Nuôi kết hợp bào ngư, cá chẽm, hàu và rong biển để sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước và lượng thức ăn sử dụng được xem là một trong những phương pháp thực hành nuôi tốt cho nghề nuôi trồng thủy sản bền vững.

Các thông số bể nuôi 

Bể bào ngư  

Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm hai bể nhựa nuôi bào ngư hình chữ nhật thể tích 250L bố trí song song kết nối với nhau và tuần hoàn nước liên tục bởi 1 máy bơm nhỏ với lưu lượng được điều chỉnh ở mức 2,5L/phút . Các bể bào ngư được đặt trên bể cá chẽm để nước có thể tự chảy xuống bể cá khi xả. Mỗi bể được bố trí 1 viên đá bọt và 4 tấm nhựa với tổng thể tích 0,4m2 tạo chỗ ẩn núp cho bào ngư.  

Bể cá chẽm 

Bể cá chẽm là bể xi-măng hình tròn với thể tích có thể chứa nước lên đến 3,5m3. Tuy nhiên, lượng nước thường xuyên trong bể chỉ ở mức 1,5m3. Bể được bố trí 3 viên đá bọt cỡ lớn và 1 máy bơm nước với công suất 2m3 giờ đặt sát đáy để hàng ngày bơm nước vào bể nuôi hàu. 

Các thông số bể nuôi

Bể lắng lọc (nuôi hàu)  

Bể nuôi hàu là bể nhựa 1m3 đặt cạnh bể cá và chứa đầy nước biển. Hàu được xâu thành từng chuỗi treo đều trong cột nước. Chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo và vi khuẩn sinh ra trong hệ thống làm thức ăn. Tốc độ sinh trưởng của hàu trong bể được tính toán dựa trên kết quả cân đo 50 cá thể được đánh dấu. 

Bể rong biển  

Bể rong biển được sục khí bởi hệ thống ống PVC hình chữ nhật được đục lổ và đặt sát đáy bể để giữ rong Ulva lơ lửng và phân tán đều trong cột nước. Các lỗ khí có đường kính 3mm và cách nhau khoảng 10cm tạo ra các bong bóng khí lớn. Bố trí này giúp rong đảo đều nhưng không làm thất thoát đáng kể ammonia trong nước (Neori và ctv., 1998). Bể rong biển được bố trí một máy bơm công suất 2m3/giờ, đặt trong khung lưới lọc nhằm tránh tổn hại đến các tản rong khi hoạt động.  

Vận hành hệ thống  

Thông tin về kích thước ban đầu của các đối tượng nuôi, chế độ cho ăn và lịch thu mẫu được thể hiện trong Bảng. Vì cá chẽm có kích thước thả nhỏ, chúng được cho ăn với khẩu phần ban đầu 8% sau đó giảm dần. 

SpeciesBào ngưCá chẽmHàu đáRong biển
Tên khoa họcHaliotis asininaLates calcariferSaccostrea cucullataUlva reticulata
Chiều dài (mm)26.6 +- 1.5 (SD)38.5 +- 3.37
27 +- 3.6
-
Khối lượng (g)4.23 +- 0.80
1.49 +- 0.35
--
Mật độ thả (/m3)160 con120 giảm còn 40 sau 45 ngày150 con
2000g
Thức ănThức ăn tôm 40% proteinThức ăn công nghiệp 35% proteinTảo, vi khuẩnTAN
Lượng cho ăn (%BW)1.08.5, 3.2 (giảm sau mỗi 2 tuần)--
Sục khí2 vòi

3 vòi 

2 vòiỐng PVC
Thu mẫu30 con, 2 tuần/ lần30 con, 2 tuần/ lần
50 con, 2 tuần/ lần
Cân hàng tuần

Kết quả  

Sinh trưởng và tỷ lệ sống của đối tượng nuôi  

Tỷ lệ sống của đối tượng nuôi Kết quả biểu diễn trong Hình 5 cho thấy, tỷ lệ chết cao nhất đạt 30% thuộc về cá chẽm nuôi trong hệ thống. Nhìn chung, các động vật nuôi có tỷ lệ sống thấp trong thời gian từ ngày nuôi thứ 15 đến ngày thứ 42. Đây là kết quả tất yếu của sự tích tụ nitrite với hàm lượng cao kéo dài. Tỷ lệ chết của cá chẽm còn có thể do kích thước thả của chúng khả nhỏ (1,5g/con ). Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng cá chẽm dưới 2 tháng tuổi rất nhạy cảm với môi trường bất lợi, trong khi sự bài tiết ammonia tính trên tổng khối lượng cao hơn so với cá có kích thước lớn hơn (Tantikitti và ctv., 2005). 

Sự tích lũy TAN, nitrite và nitrate trong hệ thống  

Hàm lượng ammonia tổng số (TAN) thường được đề cập như là một khó khăn lớn của hệ thống tuần hoàn (Losordo và ctv., 1998). Tuy nhiên, trong thử nghiệm này, hàm lượng ammonia tổng số chỉ cao trong 2 tuần đầu tiên. Như có thể thấy trong Hình 3, hàm lượng TAN khác nhau nhiều giữa 4 hợp phần của hệ thống, nhất là trong 15 ngày đầu. Nhìn chung, 252 chỉ số này cao nhất ở bể cá chẽm (đạt gần 1,2 ppm vào ngày thứ 8), theo sau là bể hàu và bể bào ngư. Hàm lượng TAN trong bể Ulva luôn rất thấp do hiệu quả hấp thu của loài rong biển này. Sau đó, hàm lượng TAN trong hệ thống còn chịu ảnh hưởng của vi khuẩn Nitrosomonas từ ngày thứ 15. Vì vi khuẩn lúc này đã hình thành trong tất cả các bể của hệ thống nên sự khác biệt hàm lượng TAN giữa các bể không còn cao như trước. 

Hiệu quả sử dụng nước  

Thí nghiệm đã sử dụng 34,6m3 nước cho cả 3 lần lặp lại. Tổng khối nước được trao đổi tuần hoàn (đi qua bể rong biển) chỉ dừng lại ở 91,8m3; tức chỉ cao gần gấp 3 lần so với tổng lượng nước sử dụng. Có thể thấy nước nuôi đã không được hệ thống xử lý hiệu quả. Do thời gian lưu nước trong mỗi bể dài (12 giờ), hầu hết ammonia tạo ra trong bể bào ngư, cá chẽm và hàu 256 đã được chuyển hóa thành nitrite trước khi được đưa về bể rong biển. Điều này làm cho Ulva không có đủ nitơ dành cho sinh trưởng trong khi ammonia và nitrite lại gây hại cho vật nuôi ở các bể khác. 

Mặc dù thí nghiệm đã không đạt được kết quả mong muốn, tuy nhiên một số kết quả thu được vẫn cho thấy tiềm năng của việc phát triển hệ thống nuôi kết hợp này ở vùng nội địa nhiệt đới, nhất là sau khi tiếp tục thử nghiệm với các đề xuất trong báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn dinh dưỡng của hệ thống.

Hồng Huyền