TIN THỦY SẢN

Mối liên hệ giữa hình dáng cơ quan sinh dục của cá và kẻ thù

Cá muỗi đực (a) và bộ phận chuyển tinh dịch (b). Mối đe dọa từ vật săn mồi liên quan đến sự khác nhau ở hình dáng của đầu vây giao cấu - Ảnh: NC Nguyễn Dương

Khi kẻ săn mồi đang rình rập xung quanh, loài cá muỗi (Gambusia hubbsi) đực thay đổi cách thức giao hợp, chúng bỏ qua những động tác “tán tỉnh” tỷ mỷ, thay vào đó là động tác mau lẹ và đôi khi sinh động hơn đối với con cái.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của Đại học phía bắc bang Carolina (NC) chỉ ra rằng, loài cá muỗi này không chỉ thay đổi hoạt động giao hợp khi có kẻ săn mồi gần đó. Hình dáng và kích cỡ của cơ quan sinh dục cá đực có liên quan đến sự xuất hiện hay biến mất của kẻ thù.

Nghiên cứu sinh Justa Heinen-Kay và phó giáo sư, nhà sinh học R. Brian Langerhans thuộc NC, trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí “Journal of Evolutionary Biology”, chỉ ra rằng cá tồn tại với sự có mặt của kẻ thù sẽ có vây giao cấu dài, nhiều xương hơn và thon hơn những con cá khác. Vây giao cấu là cơ quan vận chuyển tinh dịch ở các loài cá đẻ con.

Sự “dài hơn, nhiều xương hơn và thon hơn” đương nhiên ở những loài cá nhỏ, độ dài của bộ phận này nói chung chỉ khoảng 1mm. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những con cá đực sống trong điều kiện có kẻ thù bên cạnh sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai với con cá cái.

"Khi kẻ săn mồi rình rập, cá muỗi đực sẽ cố gắng để giao hợp với cá cái một cách hiệu quả nhất bởi vì tỷ lệ chết là rất cao" Heinen-Kay cho biết. "Chúng tôi đưa ra một giả thuyết rằng, cá muỗi phát triển vây giao cấu nhiều xương hơn và thon dài hơn như là một cách để giao hợp thuận lợi kể cả khi cá cái không phối hợp"

"Về cơ bản, những con cá đực cần phải chuyển càng nhiều và càng nhanh tinh dịch càng tốt, việc thay đổi hình dáng vây giao cấu này cho phép chúng thực hiện điều đó tốt hơn", Langerhans cho hay.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mang tên “những lỗ màu xanh” ở Bahamas. Những lỗ thí nghiệm lớn này là những cái hang chứa nước cách đây 17.000 năm về trước; Langerhans gọi chúng là những đảo nước. Một trong số chúng có xuất hiện kẻ thù của cá muỗi sinh sống, một số đảo khác thì không có.

"So sánh cá muỗi thông qua những lỗ màu xanh chỉ ra rằng lối sống ăn thịt có liên quan đến những thay đổi có tính chất tiến hóa ở hệ sinh dục của cá đực", Langerhans cho biết. "Đó là điều thú vị và hấp dẫn khi nghiên cứu về nguyên nhân và dự đoán những sự thay đổi có tính chất tiến hóa"./.

Nguyễn Dương Theo Sciencedaily, 11/10/2013