Nên cắt tảo vào ban đêm hay ban ngày
Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.
Nếu tảo có lợi phát triển ưu thế và ở mức vừa phải thì không có gì phải bàn cãi, còn ngược lại tảo độc chiếm lượng lớn thì sẽ gây hại đến tôm qua đường tiêu hóa cũng như làm ô nhiễm môi trường nước nuôi.
Tảo có lợi đồng thời cũng có hại cho ao tôm
Như đã biết, trong ao nuôi sẽ có các loại tảo khác nhau như tảo có lợi và tảo có hại. Những loại tảo có lợi như tảo khuê, tảo lục sẽ là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm, hơn nửa chúng sẽ đóng vai trò như một hệ thống lọc sinh học trong môi trường nước. Nhờ đó giúp ổn định các thông số môi trường.
Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt là những loại tảo có hại trong ao. Vì tảo cũng là thức ăn, mà tôm thì không thể phân biệt được tảo nào có lợi và tảo nào có hại. Nên khi tôm ăn vào các loại tảo trên có thể bị ngộ độc, mắc các bệnh đường ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh khác tấn công, gây bệnh nặng hơn. Các tế bào tảo lam, tảo giáp rất dễ bị mắc kẹt trong đường ruột và mang tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và tiêu hóa.
Tảo có hại cũng quang hợp và hô hấp. Tuy nhiên việc này ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH và quá trình hình thành các khí độc trong ao. Những khí độc này đều rất nhạy cảm đối với tôm cũng như môi trường sống của chúng. Nếu độ pH tăng lên quá cao hoặc xuống quá thấp đều không tốt cho sự phát triển của tôm. Mà pH thay đổi là do hàm lượng CO2 trong các quá trình quang hợp và hô hấp của tảo.
Nên cắt tảo vào thời điểm nào là thích hợp?
Thực tế, trong ao nuôi tôm luôn luôn có sự hiện diện của tảo, tảo độc và tảo lơi. Tạo lợi giúp ích rất nhiều cho ao tôm nhưng tảo độc thì ngược lại. Vậy việc kiểm soát và diệt trừ tảo độc luôn là mối quan tâm của người nuôi.
Có rất nhiều cách để cắt tảo
- Sử dụng đồng sunfat (CuSO4).
- Sử dụng Clorine.
- Cắt tảo đỏ bằng vôi.
- Cắt tảo đỏ bằng vi sinh.
Dấu hiệu nhận biết cần cắt tảo
Đầu tiên, nếu muốn tiến hành cắt tảo, người nuôi cần biết nhận biết các dấu hiệu như sau để biết lượng tảo trong ao đã đến thời điểm cần diệt:
- Độ trong của nước dưới 30cm.
- Độ pH buổi chiều hôm nay cao hơn 0.2 so với buổi chiều hôm qua hoặc pH buổi chiều cao hơn pH buổi sáng 0.5.
- Oxy buổi sáng dưới 3 ppm, tôm nổi đầu vào nửa đêm hoặc sáng sớm.
- Tôm có dấu hiệu giảm ăn (canh nhá).
Tảo trong quá trình quang hợp
Tảo là thực vật nên sẽ thực hiện quá trình quang hợp khi có ánh sáng để tạo ra oxy hòa tan, bên cạnh đó tảo cũng sẽ hô hấp bằng cách sử dụng oxy để tạo ra CO2 cả ngày lẫn đêm. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao tôm thường có hiện tượng nổi đầu vào sáng sớm. Sự quang hợp chỉ diễn ra vào ban ngày, tạo một lượng oxy lớn trong khi hô hấp xảy ra cả ngày lẫn đêm.
Ban đêm khi tôm và tảo trong ao sử dụng hết lượng oxy mà quang hợp chưa diễn ra khi thì tôm sẽ tập trung thành đàn và nổi đầu kéo dài trên mặt nước. Vì vậy việc quạt nước cho tôm vào ban đêm là vô cùng quan trọng khi nuôi thâm canh với mật độ cao.
Khi cắt tảo cho ao nuôi có tôm, người nuôi cần nên lưu ý sử dụng các loại hóa chất không gây hại khiến tôm bị sốc, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Đọc và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có thể sử dụng đúng liều lượng, đúng quy trình thực hiện. Điều đó giúp hạn chế tối đa các rủi ro cũng như chi phí nuôi.
Hiện nay, đa số người nuôi sử dụng phổ biến phương pháp cắt tảo bằng vi sinh. Thời điểm thích hợp nhất đó là vào ban đêm, vì khi cắt tảo luôn cần sự hỗ trợ của quạt để tạo oxy cho tôm. Sử dụng vi sinh sẽ không ảnh hưởng đến tôm, hạn chế sự ảnh hưởng của hóa chất lên cơ thể tôm.
Vì vậy, người nuôi cần quản lý tảo trong ao nuôi thận trọng, khi phát hiện có các dấu hiệu của tảo độc gây hại, cần kịp thời đề ra các biện pháp xử lý tảo. Kiểm tra các chỉ số môi trường và nước ao thường xuyên để có thể kiểm soát tốt tảo trong ao.