TIN THỦY SẢN

Nghệ An: Anh Sơn phát triển nghề chăn nuôi cá nước ngọt

Thu hoạch cá ở Anh Sơn

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá nước ngọt ở huyện miền núi Anh Sơn triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho hàng  nghìn lao động ở nông thôn, miền núi.

Gia đình Anh nguyễn Hữu Hùng ở xóm 2 xã Long Sơn chủ yếu chăn nuôi cá giống và cá thương phẩm. Với 1ha diện tích mặt nước, anh đã ngăn thành 5 ao hồ để nuôi cá theo hình thức luân canh gối vụ. Do có sự đầu tư chu đáo về cơ sở vật chất, xây  hệ thống ao hồ đáp ứng điều kiện nuôi thả, cùng với đó gia đình  Anh đã  tích cực áp dụng KHKT vào nghề nuôi cá. Vì vậy hàng năm ngoài việc tự túc được nguồn giống nuôi, gia đình anh còn xuất ra thị trường trung bình từ 2,5 đến 3 tấn cá giống, gần 1 tấn cá thương phẩm, đem  lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Huyện Anh Sơn có trên 1000 ha diện tích mặt nước với 72 công trình  hồ đập lớn nhỏ, bên cạnh đó còn có 3 con sông chảy qua chiều dài 132 km. Để nghề chăn nuôi cá nước ngọt phát triển thời gian qua Huyện Anh Sơn có cơ chế cụ thể hỗ trợ các hộ tham gia như: hỗ trợ KHKT, tìm nguồn giống, thị trường, tạo điều kiện về thủ tục nhận thầu đầm bãi, ao hồ; chỉ đạo các địa phương thực hiện chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. Hiện nay toàn huyện đã  có diện tích nuôi cá nước ngọt là 882 ha, trong đó diện tích ao hồ là 90 ha và 90 lồng cá; Bình quân đạt 150 -200 triệu đồng/ha/năm.

Để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, trong thời gian tới, huyện Ạnh Sơn tiếp tục củng cố các mô hình nuôi, chọn các đối tượng nuôi phù hợp, nghiên cứu mở rộng diện tích; chủ động hoàn toàn được nguồn giống tại địa phương; đầu tư kinh phí hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, khuyến khích các hộ nuôi áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; liên kết chặt chẽ với các ngành chức năng chủ động phòng chống dịch bệnh cho cá.

Đài TT TH Anh Sơn