Người mắc bệnh gout vẫn có thể ăn tôm để cân bằng dinh dưỡng
Chúng ta thường có suy nghĩ rằng, gout là một loại bệnh do dư thừa quá mức lượng canxi, vậy nên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như tôm được khuyên rằng không nên ăn. Nhưng thực tế thì không phải như vậy...
Những điều cần biết về bệnh gout
Đây là một loại bệnh gây đau khớp và sưng khớp, nên còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh viêm khớp. Các khớp ở ngón chân (chủ yếu) và các khớp khác ở chân, tay người mắc bệnh sẽ bị sưng đỏ lên và đau nhức đột ngột vào ban đêm.
Nguyên nhân đến từ việc purin (chất có trong hầu hết các loại thực phẩm ăn uống), khi hàm lượng purin nạp vào cơ thể quá lớn sẽ khiến lượng axit uric trong cơ thể bị dư thừa, từ đó chúng lắng đọng thành các tinh thể muối urat bám vào các khớp chân, tay và gây nên bệnh gout.
Dinh dưỡng dồi dào từ thịt tôm
Tôm là loại hải sản được yêu thích và tiêu thụ phổ biến nhất. Chúng có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein.
Trong 100 gram tôm tươi sẽ có đến 18.4 gram protein dạng tinh khiết, tốt cho sức khoẻ.
Ngoài ra, tôm còn dồi dào vitamin B12, omega 3 và canxi. Nguồn canxi chủ yếu của tôm tập trung ở thịt tôm, chân và càng. Đặc biệt, trong 100 gram tôm sẽ cung cấp cho chúng ta hơn 1/3 lượng selen cần thiết cho một ngày, selen là một hợp chất giúp loại bỏ và đào thải chất kim loại nặng, ngăn ngừa gây nên các bệnh về ung thư.
Vậy nên, việc phải hạn chế hay loại tôm ra khỏi thực đơn hàng ngày là khiến chúng ta mất đi một loại thực phẩm ít năng lượng nhưng lại mang đến giá trị dinh dưỡng cao, tôm lại còn dễ chế biến cũng như đa dạng các món ăn khác nhau.
Mặc dù là vậy, nhưng do tôm chứa hàm lượng purin khá cao nên người bị bệnh gout cần phải hạn chế dung nạp chúng, để giảm mức độ tái phát lại bệnh.
Tuy nhiên, theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Ánh (Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện E), thì thay vì kiêng hoàn toàn, người bệnh vẫn có thể ăn tôm cũng như hải sản ở mức cho phép để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Nên có chế độ ăn uống hợp lý, tính toán hàm lượng purin có trong thức ăn mỗi ngày. Chỉ nên tiêu thụ dưới 100mg purin/ngày, một tuần ăn tối đa 2 lần.
Cách chế biến tôm hợp lý trong mỗi bữa ăn
Người bị bệnh gout nên ăn những món ăn có hàm lượng purin thấp như thịt nạc, thực phẩm xanh, trái cây,… Hạn chế sử dụng đồ dầu mỡ, các món ăn chiên xào.
Vì vậy, nếu sử dụng tôm trong thực đơn bữa ăn thì cũng chỉ nên luộc hoặc hấp để làm giảm bớt purin, mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khoẻ.