TIN THỦY SẢN

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19

Mỹ tiếp tục tăng nhập khẩu tôm dù dịch COVID-19 vẫn hoành hành ở nước này. H.Mĩ

Việc nhiều nhà hàng tại Mỹ phải đóng của đã không ngăn cản được sức hút của tôm đối với người tiêu dùng của quốc gia này, theo dữ liệu mới nhất của NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ).

Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bán lẻ. Mỹ nhập khẩu 51.733 tấn tôm trong tháng 4, nhiều hơn 6% so với tháng 4 năm 2019 và chi tiêu khoảng 439,1 triệu USD, tăng 9% so với cùng kì năm trước.

Con số đó cũng chỉ thấp hơn đôi chút so với lượng nhập khẩu 51.908 tấn tôm với giá trị 442,8 USD trong tháng 3.

Đại dịch COVID-19 đã khiến khoảng 1,9 triệu người Mỹ mắc bệnh với gần 109.000 ca tử vong kể từ tháng 1. Sự sụp đổ của ngành dịch vụ thực phẩm xảy ra vào tháng 3 do các lệnh phong tỏa và cách li xã hội.

Thế nhưng, thị trường nhập khẩu tôm tại Mỹ nói chung (Mỹ nhập 700.064 tấn tôm trong năm 2019) gần như không bị tác động bởi dịch bệnh.

Ấn Độ và Indonesia dẫn đầu

Theo dữ liệu của NOAA, Ấn Độ và Indonesia là hai nước xuất khẩu tôm sang Mỹ lớn nhất trong tháng 4/2020.

Ấn Độ xuất khẩu 22.229 tấn tôm với giá trị 187 triệu USD, tăng 25% về khối lượng và 29% về giá trị so với tháng 4/2019. Mức giá tôm nhập vào Mỹ là 8,45 USD/kg, thấp hơn 0,03 USD/kg so với tháng 3/2020 nhưng cao hơn 0,25 USD/kg so với cùng kì năm trước.

Xuất khẩu tôm Indonesia sang Mỹ còn chứng kiến mức tăng trưởng lớn hơn với khối lượng 13.804 tấn, trị giá hơn 1,1 tỉ USD, tăng 45% về khối lượng và 47% về giá trị so với tháng 4/2019.

Mức giá mà các nhà xuất khẩu nhận được là 8,53 USD/kg, cao hơn 0,05 USD/kg so với tháng 3/2020 và hơn 0,15 USD/kg so với cùng kì năm trước.

Theo trang thông tin Undercurrentnews, lượng xuất khẩu tôm Indonesia sang Mỹ có thể sẽ giảm trong tháng 5 và tháng 6 khi quốc gia này hồi phục từ một cơn bão đã tàn phá ngành tôm từ vài tuần trước.

Ecuador bắt đầu lao dốc

Ecuador là nước chứng kiến sự suy yếu lớn nhất của ngành tôm trong tháng 4 với lượng xuất khẩu sang Mỹ chỉ là 5.590 tấn với giá trị 35,9 triệu USD, giảm 315 về khối lượng và 36% về giá trị. Mức giá trung bình cho tôm Ecuador trong tháng 4/2020 giảm 7% so với tháng 4/2019 xuống chỉ còn 6,04 USD/kg., sau khi đã có con số xuất khẩu rất ấn tượng trong tháng 3/2020.

Theo một báo cáo trước đây của Undercurrentnews, ngành tôm của Ecuador chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch COVID-19, dẫn đến giá thu mua tại bờ tụt sâu, tạo nên những mối lo ngại phá sản cho rất nhiều doanh nghiệp.

Giá nguyên liệu tươi trong tháng 4 là: 3,6 USD/kg cho loại 30-40 con/kg; 3,2 USD/kg cho loại 40-50 con/kg; 3 USD/kg cho loại 50-60 con/kg; 2,8 USD/kg cho loại 60-70 con/kg và 2,4 USD/kg cho loại 70-80 con/kg.

Nguồn tin của Undercurrentnews từ tỉnh Manabi , Ecuador cho biết: “Chúng tôi đang phải tôm với giá lỗ. Tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ khiến nhiều doanh nghiệp phá sản. 

Nếu chính phủ không hành động và ngành tôm, sẽ có thời điểm mà mọi hành động là quá muộn và chúng tôi lầm vào cảnh nợ nần chồng chất.” 

Không chỉ riêng Ecuador, 11 nước khác cũng xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 4 ít hơn cùng kĩ năm 2019, trong đó có Honduras quốc gia này chỉ bán sang Mỹ được 31 tấn, tương đương với 314.375 USD, ít hơn 86% về khối lượng và 80% về giá trị so với tháng 4/2019.

Tương tự, Trung Quốc cũng xuất khẩu sang Mỹ ít hơn do căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia, với khối lượng 749 tấn tôm có giá trị 3,8 triệu USD, giảm 33% về khối lượng và 56% về giá trị.

Mexico cũng lầm vào tình trạng khó khăn. Quốc gia này xuất khẩu sang Mỹ chỉ khoảng 560 tấn tương đương với giá trị 6,3 triệu USD, giảm 73% về khối lượng và 72% về giá trị.

Một số nước xuất khẩu nhỏ khác đã giúp bù đắp một phần sự thiếu hụt nguồn cung tôm cho nước Mỹ, có thể kể đến như: Arab Saudi xuất khẩu 228 tấn, giá trị 1,6 triệu USD; Bangladesh với khối lượng 101 tấn, tương đương 1,2 triệu USD và Na Uy xuất khẩu 32 tấn, tương đương 359.443 USD. 

H.Mĩ Kinh tế & Tiêu dùng