Nhập khẩu tôm Trung Quốc đang “dậm chân tại chỗ”
Trong giai đoạn mấy tháng đầu năm 2023, tình hình nhập khẩu tôm ở Trung Quốc vẫn giữ được đà tăng trưởng. Cụ thể, chỉ trong 7 tháng đầu năm nay quốc gia này đã nhập khẩu từ Việt Nam 32.358 tấn tôm hùm, trị giá trên 962 triệu USD tăng 19% về khối lượng và 1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, chỉ trong 7 tháng đầu năm nay quốc gia này đã nhập khẩu từ Việt Nam 32.358 tấn tôm hùm, trị giá trên 962 triệu USD tăng 19% về khối lượng và 1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đến gần hơn những tháng cuối năm, thậm chí là cận kề những dịp lễ lớn như Tết Trung thu và ngày Quốc khánh diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 6/10 nhưng tình hình nhập khẩu ở Trung Quốc lại bắt đầu có một số chuyển biến không mấy tích cực. Điển hình là nhập khẩu tôm đông lạnh ở nước này đã giảm 12% khối lượng, 32% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đây là lần đầu tiên nhập khẩu Trung Quốc sụt giảm trong năm 2023. Đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa đang suy thoái hiện nay, dù vấn đề lớn về nhu cầu tiêu dùng giảm sút đã được giải quyết phần nào nhờ các biện pháp kích cầu.
Song, nhiều quốc gia vẫn phải đối diện với những khó khăn nhất định, điển hình là thực trạng giá trị xuất khẩu suy giảm, lượng hàng hóa nhập khẩu bị tồn đọng và một số vấn đề về môi trường khác có liên quan mật thiết đến quá trình hợp tác, giao thương giữa nhiều quốc gia.
Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều chuyên gia đã bắt tay vào việc “giải mã” thực trạng nhập khẩu tôm giảm đang diễn tiến tại Trung Quốc. Trong đó, một số nguyên nhân trọng yếu bước đầu đã được nhận diện là:
Đầu tiên, do chịu sự chi phối của bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu mà giá nhập khẩu của tôm hiện đang rơi vào mức khá thấp (chỉ khoảng 5,09 USD/kg). Điều này đã dẫn đến tình trạng một số quốc gia cảm thấy thị trường nhập khẩu tôm ở Trung Quốc kém thu hút hơn.
Thứ hai, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhập khẩu tôm ở quốc gia này có dấu hiệu xuống dốc là do theo nhiều ghi nhận từ chính cục Hải quan Trung Quốc thì số lượng hàng tồn kho tương đối lớn, chỉ riêng số lượng sản phẩm còn tồn đọng cũng đã đủ sức cung cấp cho nhu cầu của người dân hiện tại, kể cả trong dịp lễ sắp đến.
Thứ ba, cũng thông qua công bố của cục Hải quan Trung Quốc, đến nay một số đơn hàng nhập khẩu vẫn chưa hoàn thành xong và số lượng đơn hàng mới cũng chưa cập nhật đầy đủ.
Cuối cùng, trước dấu hiệu suy giảm nhập khẩu lần đầu tiên trong năm nay của một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới này, đã có nhiều nguồn tin cho rằng chính việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với thủy sản Nhật Bản kể từ vụ việc xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ngày 30/8 vừa qua đã gây ảnh hưởng đến tổng lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, tính đến hiện tại thì điều này không có nhiều tác động quá nghiêm trọng đến thị trường nhập khẩu tôm ở quốc gia này.
Nhìn chung, dù nhập khẩu tôm vào Trung Quốc bộc lộ những dấu hiệu không mấy khả quan trong thời điểm hiện tại, nhưng theo dự đoán của nhiều chuyên gia đầu ngành thì tình trạng này sẽ sớm có những kết quả khởi sắc vào những tháng cuối năm nay.
Bởi hiện nay, tôm đang là một trong những loại thủy sản được người tiêu dùng lựa chọn hàng đầu ở Trung Quốc. Cho nên dù kinh tế toàn cầu nói chung, ngành tôm tại Trung Quốc nói riêng có nhiều biến động thì nhập khẩu tôm vẫn là một trong những phương hướng tối ưu.
Thêm vào đó, ngành tôm ở Trung Quốc cũng đang “đồng cảnh ngộ” với nhiều quốc gia nuôi trồng tôm khác như: chi phí sản xuất và thức ăn tăng cao nhưng lợi nhuận từ tôm thương phẩm lại giảm sút.
Như vậy, dựa trên những biến động mới nhất của tình hình nhập khẩu tôm ở Trung Quốc, nhiều chuyên gia đã đưa ra dự đoán rằng ở những tháng cuối năm 2023 thì bộ mặt chung của ngành thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng ở Trung Quốc sẽ có những chuyển biến tích cực.