Nhật Bản: Đẩy mạnh sản xuất cá ngừ vây xanh nuôi khép kín cho thương mại
Nhiều trang trại nuôi cá ngừ vây xanh tại Nhật Bản đang đẩy mạnh các lô hàng cá ngừ vây xanh nuôi khép kín, trong đó toàn bộ chu kỳ sinh sản được thực hiện ở khu vực nuôi.
Công ty thương mại Toyota Tsusho Corp. đã hợp tác với trường đại học Kinki – tổ chức đầu tiên thành công trong nuôi cá ngừ vây xanh khép kín từ năm 2010 hiện đang có hai trại nuôi cá ngừ ở Okinawa và các quận Nagasaki. Công ty con Tuna Dream Goto, điều hành trại ươm cá ngừ vây xanh tại thành phố Goto, tỉnh Nagasaki.
Nguồn: Kinki University
Trại giống này dự kiến sản xuất 60.000 con cá bột trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2017 cùng với việc tập trung áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống. Trong năm tài chính 2018, nhà máy này dự kiến sản xuất hàng loạt với sản lượng 200.000 con. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 50.000 con mỗi năm vào năm 2019 và 2020. Cá bột được chuyển từ trại giống sang các vùng xa bờ gần đó để phát triển thành những con non. Sau đó chúng được chuyển tới Okinawa để nuôi lớn. Toàn bộ quá trình từ ươm giống đến thu hoạch mất khoảng ba năm. Hiện nay sản lượng cá ngừ đang được nuôi lớn là 3.500 đến 4.000 con, với kế hoạch tăng lên 6.000 con vào năm 2020. Khoảng 2.000 con dự kiến phục vụ XK hàng năm.
Một trại nuôi khác do Maruha Nichiro điều hành, đây cũng là công ty tư nhân đầu tiên chuyên về giống cá ngừ vây xanh chu kỳ khép kín cũng đang đi vào hoạt động tốt. Các hoạt động nuôi cá ngừ vây xanh của Maruha Nichiro Corp. ở Tokyo do công ty con Amami Yougyo điều hành nằm ở đảo Amami Oshima thuộc tỉnh Kagoshima. Công ty cũng đưa sản phẩm vào thương mại từ năm 2015, với số lượng tăng dần trong năm 2016. Công ty đã xây dựng một khu nuôi trồng thuỷ sản mới tại Oita. Năm 2020, công ty dự kiến tổng sản lượng cá ngừ vây xanh đạt 4.300 tấn. Một con cá đạt kích thước thu hoạch thường nặng 50 kg và công ty dự kiến sản xuất gần 54.000 con. Công ty đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm của mình cho chuỗi siêu thị Aeon.
Hai công ty khác cũng đang hoạt động tốt trong lĩnh vực này. Công ty thứ nhất là Kyokuyo có trụ sở tại Tokyo và hợp tác với Công ty Feed One thuộc Yokohama, một nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, dự kiến sẽ bắt đầu đưa sản phẩm của mình vào thương mại trong năm 2017. Công ty này sẽ cung cấp 200 tấn cá ngừ vây xanh nuôi khép kín vào năm 2018 dưới thương hiệu Tunagu. Công ty đã phát triển các trại nuôi cá ở các quận Kochi và Ehime. Công ty thứ hai là Nippon Suisan Kaisha, Ltd., có trụ sở tại Tokyo cũng hướng đến mục đích đưa 10.000 con, tương đương 500 tấn vào thương mại trong năm 2018 và 1.000 tấn trong năm tài chính 2019 từ Trung tâm Công nghệ Sinh học Biển Oita dưới nhãn Kitsuna Gold.
Việc nuôi cá ngừ và cá con để sống sót rất khó. Chúng chỉ sinh sản khi trên 5 tuổi với các điều kiện đặc biệt. Đại học Kinki (Kindai) ở tỉnh Wakayama là tổ chức đầu tiên thành công trong mô hình nuôi khép kín, sử dụng cá ngừ ở 6 và 7 tuổi, nhưng khả năng sống sót ban đầu rất thấp. Trong số 190.000 trứng nở trong năm 2009, chỉ có khoảng 40.000 con tương đương 0,5% sống sót trong giai đoạn cá con. Tỷ lệ chết tiếp tục tăng lên sau đó.
Tuy nhiên, trong nhiều năm sản xuất thử nghiệm, khả năng sống sót đã tăng lên, mặc dù vẫn còn thấp. Tuy vậy, việc nuôi cá ngừ vây xanh đem lại lợi ích lớn khi trữ lượng loài tự nhiên đang suy giảm.
Giống cá nuôi theo mô hình khép kín được coi là biện pháp bền vững hơn so với thu hoạch cá con tự nhiên, vì không làm suy giảm nguồn lợi tự nhiên, mặc dù việc nuôi cá ngừ sẽ ảnh hưởng đến nhiều loài cá tự nhiên khác như cá thu - nguồn thức ăn cho cá ngừ, những loài này có tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp so với các loài cá nuôi khác như cá hồi.