TIN THỦY SẢN

Những ảnh hưởng của bèo tây

Ảnh hưởng nghiêm trọng ở Phú Vang-TT Huế Ngọc Phương

Bèo tây, còn được hay bèo Nhật Bản, tên khoa học là Eichornia, loài thực vật thủy sinh thân thảo, sống nổi theo dòng nước, ưa mọc ở vùng nhiệt đới. Ngoài những giá trị đích thực do nó mang lại thì hậu quả của nó không nhỏ.

Dưới sự phát triển nhanh chóng của bèo tây gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến vấn đề hệ sinh thái thực vật nói chung và những giá trị kinh tế thực tại nói riêng.

Đầm phá Tam Giang trãi qua 5 huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi được ghi nhận là một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, tuy nhiên do sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng không quy hoạch đồng bộ, thêm vào đó sự chủ động gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái không chú trọng cao, do đó hệ lụy môi trường bị hủy hoại là điều tất yếu.

Ở Thừ Thiên Huế, tuy rằng những năm gần đây ra quân rất nhiều đợt cải thiện và vớt bèo tây, nhưng sự giảm thiểu về hệ lụy do bèo tây để lại vẫn còn đó.

Gần đây nhất, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 2/4/2016  có đến gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên từ các cơ sở Đoàn trực thuộc Tỉnh Đoàn TT-Huế, hơn 5000 các thành viên của các lực lượng dân quân, đơn vị  đóng trên địa bàn đồng loạt ra quân vớt bèo, làm sạch sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế. Tổng kinh phí UBND tỉnh đã bỏ ra hơn 5 tỉ đồng, chưa kể về vấn đề huy động lực lượng.

Được biết, thời gian gần đây, tình trạng bèo tây phát triển nhanh đã làm nghẽn dòng, gây ô nhiễm nghiêm trọng nhiều con sông tại TT-Huế, đặc biệt là sông Hương - một cảnh quan du lịch đặc trưng xứ Huế. Theo thống kê chưa đầy đủ từ các cơ quan chức năng, bèo tây hiện lan rộng trên diện tích 1,7 triệu m2 mặt nước sông, hồ trong toàn tỉnh.

Không chỉ thế mà hệ lụy của bèo tây để lại đến với vấn đề nuôi trồng thủy sản rất lớn, cản trở trong lưu thông nguồn nước thông từ biển vào, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tích lũy nguồn nước và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của người dân. Đó là nguồn nước quan trọng làm thay đổi giá trị hiệu quả cho vấn đề nuôi trồng thủy sản.

Do đó, để nâng cao hiệu quả và giá trị đích thực đối với cuộc sống của hơn 6 trăm ngàn người mưu sinh trên vùng,  dựa trên nền tảng những giá trị mà các mặt hàng thủy sản của đầm phá Tam Giang mang lại, mong rằng các cơ quan ban ngành nhà nước cần tìmhiểu nhiều hơn,  nghiên cứu và đưa ra những  giải pháp thích hợp để sớm khắc phục tình trạng trên.

Ngọc Phương