Nước quá sạch cũng có hại
Latgart Ruskin, nhà khoa học Trường ĐH Michigan tại Ann-Arbor (Mỹ) cho biết, lọc nước sẽ loại bỏ các vi khuẩn có hại và cả những vi sinh vật có lợi.
Do vậy, quá trình đó có thể được coi là vô nghĩa. Vấn đề là cần phải làm thế nào trấn áp vi khuẩn có hại và hỗ trợ các vi khuẩn có lợi.
Ý tưởng làm sạch nước bằng clo hoặc các chất tẩy rửa khác như thường làm, như Ruskin đã nói, dựa trên thực tế là trong thành phần của nước có cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi. Nó còn chứa các chất độc như nitrat, có thể được chuyển đổi thành nitơ vô hại.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc kích hoạt sự sinh sôi nảy nở các vi sinh vật có lợi sẽ cải thiện được chất lượng và an toàn của nước.
Bắt đầu từ tháng 4-10/2010, nhóm các nhà khoa học do Ruskin đứng đầu nghiên cứu ADN của vi khuẩn trong nước uống. Mục đích của nghiên cứu của họ là làm thế nào các vi sinh vật có trong nước trở nên hoạt động. Người ta nhận thấy một sự thay đổi vô cùng nhỏ bé chỉ số axit trong quá trình tinh chế nước cũng có thể khiến cho vi khuẩn có ích tự động đẩy lùi các vi khuẩn có hại.
Theo nghiên cứu đó, nếu loại trừ hoàn toàn các vi khuẩn “không phải là biện pháp tốt”. Những thay đổi không đáng kể trong công nghệ lọc nước đủ để tạo ra lợi thế vượt trội cho những vi khuẩn có lợi so với các “đồng loại” có hại vốn cùng tồn tại trong nước, Ruskin đã đi đến kết luận.