Phèn xanh là gì? Một số lưu ý khi sử dụng phèn xanh trong nuôi thủy sản
Bên cạnh những tác dụng cơ bản thì phèn xanh vẫn đem lại một số tác hại nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Vì vậy, mỗi hộ nuôi cần đặc biệt chú ý tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Phèn xanh là gì?
Phèn xanh là một hợp chất vô cơ có công công thức hóa học là CuSO4 hay còn được gọi là Đồng Sunfat (hay sunfat đồng). Chúng được biết đến là tinh thể có màu xanh lam hay màu xanh tím, dạng bột kết tinh, dễ tan trong nước, không có mùi và khó bắt cháy. Hiện nay, phèn xanh được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó có thủy sản.
Tuy nhiên, tùy vào liều lượng và cách tiếp xúc với hợp chất này mà có thể gây ra các tác động độc hại cho cơ thể. Khi người dùng tiếp xúc với hợp chất này quá mức có thể gây kích ứng, đau, rát hoặc sưng. Do đó, khi sử dụng phèn xanh CuSO4 cần đặc biệt lưu ý tuân thủ các hướng dẫn và quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho người sử dụng và môi trường xung quanh.
Người dùng khi tiếp xúc với hóa chất này cần mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ như quần áo, găng tay, khẩu trang, kính,… Đặc biệt không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Công dụng của phèn xanh trong nuôi thủy sản
Dưới đây là một số công dụng của phèn xanh trong nuôi thủy sản:
Diệt khuẩn và tăng cường sức khỏe cho thủy sản
Phèn xanh có tính kháng khuẩn mạnh mẽ và thường được sử dụng để giảm số lượng vi khuẩn có thể gây hại cho thủy sản. Vi khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Bằng cách diệt vi khuẩn, phèn xanh giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh dịch và cải thiện sức khỏe của tôm cá nuôi.
Kiểm soát tảo và rong
Phèn xanh cũng có khả năng kiểm soát sự phát triển của các loại tảo trong ao nuôi. Sự phát triển quá mức của tảo có thể gây ra sự cản trở đến sức khỏe tôm cá bằng cách cản trở đến ánh sáng, cung cấp dưỡng chất cho tảo thì lại làm giảm dưỡng chất cho thủy sản, ảnh hưởng việc thông khí trong nước.
Hỗ trợ quá trình vận chuyển máu và hô hấp ở tôm
Phèn xanh góp phần tạo ra những sắc tố đen (melanin) kích thích hoạt động của Fe và còn là chất xúc tác hình thành huyết sắc tố (Hb). Đối với những ao không có đồng, phèn xanh sẽ làm giảm lượng đồng trong máu của tôm từ đó làm chậm lại sự phát triển của chúng.
Một số lưu ý khi sử dụng phèn xanh trong thủy sản
Bên cạnh một số tác dụng cơ bản, phèn xanh có thể gây ra nhiều tác dụng ngược nếu không sử dụng đúng liều lượng và khi bị lạm dụng quá nhiều. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng phèn xanh mà mọi người cần quan tâm:
- Phèn xanh nên dùng trong nước ngọt là hiệu quả nhất. Không nên dùng trong nước mặn vì độ cứng cao.
- Chỉ sử dụng đồng sunfat cho ao khi thực sự cần thiết.
- Trước khi sử dụng phèn xanh dưới bất kỳ hình thức nào, người nuôi cần kiểm tra tổng độ kiềm của nước vì độc tính của đồng sẽ ảnh hưởng đến tôm tăng khi tổng nồng độ kiềm giảm.
- Tính toán tỷ lệ sử dụng hóa chất ở mức an toàn bằng miligam/lít (mg/lít) phải nhỏ hơn 0,01 lần tổng nồng độ kiềm.
- Trước khi tạt xuống ao cần pha loãng phèn xanh càng nhiều càng tốt để tránh tạo ra những khu vực “điểm nóng” có nồng độ cao hơn các khu vực còn lại.
- Không sử dụng phèn xanh khi trời âm u, đổ mưa để tránh tình trạng tràn khỏi ao.
- Không tháo nước khi sử dụng phèn xanh trong vòng ít nhất 72 giờ.
- Cần phải tính toán kỹ lưỡng liều lượng không để dư lượng trong ao. Phèn xanh tồn tại trong ao lâu sẽ không thể hủy sinh học dẫn đến các vi sinh vật có lợi trong ao biệt tiêu diệt, làm cho đáy ao nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình phát triển, gây độc cho tôm.
- Phèn xanh ở dạng rắn có thể gây bụi nguy hiểm nên cần lưu ý trong quá trình vận chuyển.
- Khi xử lý tảo bằng phèn xanh, hợp chất đồng có thể làm cho hàm lượng oxy giảm gây chết tôm. Tảo là một nguồn sản xuất oxy chính. Vì vậy, trong trường hợp này cần xử lý các liều nhỏ hơn theo thời gian hoặc tăng cường oxy bằng sục khí khẩn cấp.
Tóm lại, việc sử dụng phèn xanh trong thủy sản có thể mang lại lợi ích trong việc kiểm soát vi khuẩn và tảo, nhưng cần phải thực hiện một cách cẩn thận, tuân thủ liều lượng chính xác và theo dõi chất lượng nước để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường xung quanh.