Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?
Sử dụng probiotic nào cho hiệu quả tốt hơn đối với tôm sú?
Nuôi trồng thủy sản đã phát triển một cách chóng mặt trong những năm gần đây, trong đó các nước Châu Á đóng góp hơn 90% sản lượng thủy sản toàn cầu. Nhưng việc mở rộng nhanh chóng và tập trung hơn vào nuôi tôm sú thâm canh đã bị ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh. Phải kể đến virus đầu vàng, đốm trắng, hội chứng gan tụy cấp tính và rất nhiều bệnh do các yếu tố môi trường gây ra. Một loạt các phương pháp phòng trị bệnh đã được áp dụng để ngăn ngừa mầm bệnh và duy trì chất lượng nước ở các trang trại nuôi. Trong đó, việc sử dụng probiotic ngày càng gia tăng nhờ vào việc ức chế hiệu quả sự xâm nhập của mầm bệnh.
Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do sự tích cực của chúng và lợi ích thay thế cho những phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì nếu không có thể làm mất cân bằng đường ruột tôm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa miễn dịch, hoạt động đối kháng với mầm bệnh, và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm. Đã có nhiều vi khuẩn được báo cáo là tăng cường hoạt động của các enzyme hệ tiêu hóa và sinh sôi mạnh trong đường ruột. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các probiotic mới vẫn được triển khai, do sự biến đổi của ruột có thể ảnh hưởng đến những nhóm vi khuẩn khác nhau.
Việc tăng khả năng miễn dịch cho tôm chống lại mầm bệnh cũng có thể nhờ vào các probiotic, nhất là đẩy lùi chủng Vibrio sp, .Một đặc điểm vượt trội khác của probiotic là không tồn dư và cũng không kháng thuốc như kháng sinh, và thay thế được hoàn toàn. Trong khi kháng kháng sinh đang trở thành một chủ đề nóng hiện nay. Các chế phẩm sinh học này đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để cung cấp dinh dưỡng, kiểm soát chất lượng nước, thúc đẩy tiêu hóa và kiểm soát các bệnh khác nhau. Việc lựa chọn các chủng probiotic để sử dụng là vô cùng quan trọng, vì vậy phải kiểm tra và chọn lọc đặc tính cho phù hợp nhất với sự phát triển của tôm sú.
Sau kiểm tra cho thấy Bacillus sp., Micrococcus sp., Corynebacterium, và Staphylococcus là những loài chiếm ưu thế trong ruột của tôm sú. Các enzyme được tạo ra cũng được xem xét, 90% vi khuẩn phân lập được đều có khả năng sản xuất protease trong khi sản xuất cellulase lại rất ít. Probiotic khi được kết hợp với thức ăn nhân tạo sẽ cải thiện hiệu suất tăng trưởng và tăng cường sản xuất enzym tiêu hóa. Do năng suất tăng trưởng của tôm sú chủ yếu là phụ thuộc vào hoạt động của các enzyme tiêu hóa.
Các enzyme do probiotic tiết ra thường nhiều hơn so với lượng enzyme nội sinh trong ruột tôm, vì sự hiện diện của probiotic sẽ tác động nghiêm trọng việc sản xuất các enzyme nội sinh. Hoạt động của các enzyme trong ruột tôm sẽ đo được mức độ tiêu hóa và sự tăng trưởng của tôm. Nhờ các vi nhung mao của ruột có diện tích bề mặt khá lớn, đủ cho sự phát triển của tất cả các vi sinh vật, nhờ đó gia tăng mật độ vi sinh vật có lợi, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
Hiện nay các loại chế phẩm sinh học trên thị trường chủ yếu gồm các loài Lactobacillus acidophilus , Bacillus licheniformis , B. thuringiensis , B. subtilis. Trong đó Bacillus sp. là những loài thường xuyên nhất. Những vi khuẩn này đều có tác dụng tạo ra các chất kháng khuẩn và thúc đẩy hệ miễn dịch, ức chế mầm bệnh. Loài Bacillus sp. này có nhiều ưu điểm hơn các loài khác với khả năng tạo bào tử cao, ổn định ở nhiệt độ thường và có thể bảo quản trong thời gian dài.
Tôm sú nuôi thâm canh đã được phát triển từ lâu đời, tuy nhiên khi tôm thẻ “soán ngôi” thì sản lượng tôm sú giảm hẳn. Nhưng không vì vậy mà các ao nuôi tôm sú không được đầu tư. Ngược lại là trang thiết bị và kỹ thuật nuôi tôm ở nhiều khu vực đều rất bài bản. Do vậy tôm sú cũng rất cần được bổ sung Probiotic để đẩy lùi mầm bệnh, giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng và tăng cường sự phát triển. Từ đó, sản lượng tôm sú ngày một tăng cao, góp phần bổ sung phần GDP cho ngành nuôi trồng thủy sản.