TIN THỦY SẢN

Quản lý stress cho tôm, cá thông qua việc bổ sung vào khẩu phần ăn

Stress có thể gây ra rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng. Ảnh: mrmati CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH ANOVA

Định nghĩa stress và các chiến lược làm giảm stress trong nuôi trồng thủy sản.

1. Định nghĩa

Stress là “một sự thay đổi có thể đo lường được của một trạng thái ổn định sinh lý, gây ra bởi sự thay đổi môi trường và điều đó làm cho cá thể mẫn cảm hơn nữa đối với những thay đổi môi trường. Về cơ bản là bất cứ điều gì, cho dù đó là bên ngoài hay bên trong làm xáo trộn tình trạng cân bằng sinh lý "bình thường" của vật nuôi gọi là stress.

2. Tác nhân gây stress

Có thể chia làm 4 nhóm như sau: 

- Tác nhân vậy lý: nhiệt độ, chu kỳ quang, âm thanh, độ đục,..

- Tác nhân hóa học: Mức độ không tối ưu của các thông số chất lượng nước (amoniac, nitrit, nitrat, độ cứng, pH, độ kiềm, carbon dioxide, v.v.), thuốc trừ sâu, ô nhiễm, chế độ ăn uống, chất thải trao đổi chất, v.v.

- Tác nhân sinh học: mật độ thả nuôi, các nhóm vi sinh vật (bao gồm vi sinh vật gây bệnh hoặc không gây bệnh), các nhóm sinh vật lớn như ký sinh trùng, con vật săn mồi

- Các tác nhân có tính quy trình: đánh bắt, thả giống, vận chuyển, cho ăn (thủ công hoặc tự động), điều trị bệnh

3. Phản ứng của cơ thể động vật thủy sản với stress

Stress gây ra những thay đổi cân bằng nội mô và tạo ra một tập hợp đồng bộ về sinh lý và động vật có những phản ứng hành vi được đặc trưng bởi sự gia tăng các hormone stress.


4. Stress và hệ thống miễn dịch của động vật thủy sản

Về cơ bản, stress gây ra rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, làm cho cá mẫn cảm với  nhiễm trùng và bệnh tật, vì vậy dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Các phản ứng stress cấp tính về cơ bản không gây tổn hại hệ miễn dịch. Tuy nhiên, stress mãn tính là một vấn đề then chốt trong nuôi trồng thủy sản do làm suy giảm sức khỏe cá nuôi.

Các tác động tiêu cực có thể dự đoán được nhất của stress là giảm khả năng chống lại bệnh tật hệ quả từ sự suy giảm miễn dịch, dẫn đến cá nuôi trở nên mẫn cảm bệnh tật, tỷ lệ tử vong cao. Tình trạng stress được thể hiện thông qua các chỉ số sinh lý (giảm tăng trưởng, suy sinh sản và giảm tình trạng dinh dưỡng), dấu hiệu hành vi (chán ăn và có hoạt động bơi lội bất thường) và sức khỏe tổng thể kém hoặc ức chế miễn dịch.

Ở động vật thủy sinh, tác động của các yếu tố gây stress lên khả năng miễn dịch không giống nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như loài, tuổi, giới tính, mức độ trưởng thành và loại, độ lớn và thời gian tác động của tác nhân. Đối với các loài động vật có xương sống, nội tiết - miễn dịch liên quan đến phản ứng stress bởi sự tương tác của các hormone và cytokine. Tình trạng stress mãn tính ở cá dẫn đến sự gián đoạn trong trung gian nội tiết của vùng dưới đồi – tuyến yên–trục giữa thượng thận chủ yếu thông qua cortisol, dẫn đến ức chế miễn dịch, và giảm đáng kể khả năng kháng bệnh. Cortisol được cho là có tác dụng ngăn chặn nhiều các yếu tố của hệ thống miễn dịch cá, ví dụ, sản xuất kháng thể, thực bào, biểu hiện cytokine và số lượng bạch cầu. 

Do đó, giảm thiểu tình trạng stress mãn tính trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề then chốt trong quản lý sức khỏe vật nuôi.

5. Các chiến lược làm giảm stress trong nuôi trồng thủy sản


Một số hạn chế của biện pháp cải thiện các tác hại của stress thông qua các can thiệp về chế độ ăn uống được xem là khả thi nhất. Tuy nhiên, một số hạn chế chưa được giải quyết

(i) Các nghiên cứu về chất dinh dưỡng, các chất bổ sung được thực hiện trong điều kiện có kiểm soát. Tuy nhiên, trong điều kiện trang trại, stress là kết quả tổng hợp cuả nhiều yếu tố khác nhau, bổ sung một hay một số chất sẽ không tối ưu như các nghiên cứu được thực hiện trong các điều kiện được kiểm soát chặt chẽ

(ii) Nhu cầu các chất bổ sung trong thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, loài, giai đoạn tăng trưởng do đó cần phát triển các công thức được thiết kế riêng cho loài hoặc điều kiện nuôi.

(iii) Các chất bổ sung có thể bị tan ra mà môi trường mà không được hấp thụ vào cơ thể vật nuôi gây lãng phí.

 (iv)  Mỗi loại có nhu cầu khác nhau về bổ sung các chất chống stress. Đối với các trường hợp nuôi ghép nhiều loào thì cần bổ sung nhiều chất với hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều các chất này chưa hẳn là có lợi.

Các sản phẩm ANOVA giúp hạn chế stress trong quá trình nuôi

- NOVA-ANTI SHOCK FISH: hỗn hợp vitamin hàm lượng cao giúp tôm cá khỏe mạnh, hạn chế stress trong suốt quá trình nuôi, đặc biệt trong quá trình vận chuyển 

- NOVA-COLORANT: 1 tổ hợp các chất chống stress như Astaxanthin, khoáng, vitamin hỗn hợp A, D, E, C mang đến tác dụng kép giúp tôm lên màu đẹp và ngăn ngừa stress oxy hóa


- NOVA-MIX.99; NOVA-KHOÁNG TẠT: bổ sung vitamin và khoáng vi lượng chống stress và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.


- Nhóm sản phẩm chứa vitamin C: AQUA-C (Vitamin C tạt) NOVA-C; NOVA-C30% FOR AQUA: Cung cấp vitamin, tăng cường sức đề kháng, chống sốc do môi trường nước biến động. Có thể bổ sung vào thức ăn hoặc tạt chống stress trong trường hợp pH cao hoặc các stress do các yếu tố môi trường không ổn định, stress do san thưa, đánh bắt.


(Nguồn: Alexander Ciji and Mohammad S. Akhtar, Stress management in aquaculture: a review of dietary Interventions, Reviews in Aquaculture, 1–58, 2021)

Bộ Phận Kỹ Thuật

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH ANOVA

36 Đại Lộ Độc Lập, KCN VSIP, P.Bình Hòa, TP.Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Tel: 0274.3782770 -  Fax: 0274.3782700 – Hotline:18001536

Website: www.anova.com.vn

Email: info@anova.com.vn

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH ANOVA