TIN THỦY SẢN

Quản lý tốt hệ sinh thái ven biển để hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu

Hệ sinh thái ven biển có vai trò quan trọng làm giảm tình trạng ấm lên toàn cầu. CTV ĐÀO MINH Lược dịch

Để làm giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của tình trạng ấm lên toàn cầu, chúng ta cần tập trung vào việc quản lý các nơi lưu trữ carbon. Đó chính là các môi trường ven biển, nơi mà các loài thực vật sinh sống.

Atwood là một nhà sinh học đến từ Đại học bang Utah nói rằng: “Để chống lại biến đổi khí hậu, chúng ta không chỉ cần phải cắt giảm phát thải khí CO2 mà cũng cần phải bảo vệ và khôi phục các bồn chứa carbon tự nhiên, đó là các vùng đầm lầy ven biển”.

Mặc dù các hệ sinh thái thực vật ven biển chỉ chiếm 0,2% bề mặt đại dương, nhưng chúng đóng một vai trò to lớn trong việc nắm bắt và duy trì lượng carbon toàn cầu.

Theo đó, sự cô lập sinh học trong môi trường ven biển có thực vật sinh sống, một quá trình hấp thụ khí CO2 trong không khí và lưu giữ nó trong hàng thiên niên kỷ trong đất ở biển (gọi là carbon xanh), đang nổi lên như là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để lưu trữ carbon dài hạn.

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu làm thế nào để gia tăng sự cô lập carbon xanh. Trước đây, các nhà quản lý tài nguyên đã dựa vào thực hành quản lý tốt nhất để bảo vệ và phục hồi môi trường sống ven biển của các loài thực vật. Hiện nay, các nhà nghiên cứu lý luận rằng kết hợp chặt chẽ chiến lược quản lý cấp lưu vực, cùng với duy trì các loài thực vật tuyến ven bờ biển có thể giúp giữ được tình trạng ấm lên toàn cầu dưới mức 2oC. Các môi trường ven biển này có tính đa dạng cao, bao gồm: cỏ biển, bãi triều lầy (tidal marsh) và các loài cây ngập mặn. Chúng cung cấp những cơ hội tốt nhất để hấp thu và lưu giữ carbon lại ở biển.

Có ba quá trình chính liên quan đến môi trường ảnh hưởng đến sự hấp thu carbon xanh: đầu vào dinh dưỡng, cải tạo sinh học (bioturbation) và thủy học (hydrology). Khi các quá trình này bị thay đổi bởi các hành động của con người, ví dụ như sự phú dưỡng các hệ sinh thái ven biển, có thể dẫn đến lượng lớn khí CO2 và mê-tan được thải vào bầu khí quyển. Quản lý ba quá trình này đem lại lựa chọn tốt nhất với khả năng lưu trữ carbon dài hạn.

Atwood nói rằng: “Các vùng đầm lầy ẩm ướt có một khả năng kỳ lạ để lưu trữ carbon dài hạn. Nghiên cứu này nhấn mạnh có ba cách để mà chúng ta có thể bảo vệ và cải thiện khả năng này”.

Cô và các đồng tác giả chứng minh rằng những hoạt động này có tiềm năng làm thay đổi sâu sắc tỷ lệ tích tụ và giữ lại carbon trong các vùng ven biển, nơi có các loài thực vật sinh sống trên khắp thế giới.

CTV ĐÀO MINH Lược dịch Theo Phys.org