TIN THỦY SẢN

Quý I/2017, chi gần 900 triệu USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Quý I/2017, Việt Nam đã chi gần 900 triệu USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 33,36% so với cùng kỳ năm trước Thế Hoàng

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải Quan Việt Nam, quý I/2017, Việt Nam đã chi gần 900 triệu USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 33,36% so với cùng kỳ năm trước.

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu trong quý 1 vừa qua chủ yếu là lúa mỳ, ngô, đậu tương, dầu mỡ động thực vật.

Trọng quý I/2017, Các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu từ hơn 20 thị trường trên thế giới. Theo đó, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm gồm: Italia 21 triệu USD, tăng 572,06% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Philippiness hơn 6 triệu USD, tăng 218,04%; Canada hơn 6 triệu USD, tăng 164,74%, Chilê với gần 3 triệu USD, tăng 110,65%.

Quý 1/2017, Việt Nam đã chi gần 900 triệu USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 33,36% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài những thị trường có mức tăng nhập khẩu đột biến nêu trên, những thị trường chính cung cấp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 3/2017 còn có Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, UAE...

Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với kim ngạch 410 triệu USD, chiếm 45,7% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 38,1% so với cùng quý năm trước đó. Achentina đứng đầu về thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho Việt Nam.

Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu  hơn 38 triệu USD, giảm 5,14% so với cùng quý năm trước đó.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tlà Ấn Độ với kim ngạch 40 triệu USD, tăng 76,02% so với cùng quý năm trước đó.

Theo Bộ Công thương, do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, nên hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn thức ăn chăn nuôi từ các thị trường lớn trên thế giới.

Năm 2016, cả nước đã chi 3,46 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Tiếp đến là chi nhập khẩu ngô đạt khoảng 1,67 tỷ USD, tăng 1,2%, đậu tương khoảng 661 triệu USD, giảm 13,6%.

Thế Hoàng Báo Đầu Tư